Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Các rối loạn ám ảnh sợ (Bao gồm ám ảnh sợ khoảng trống, ám ảnh sợ xã hội)

Các biểu hiện triệu chứng

Bệnh nhân có thể né tránh hoặc hoạt động rất hạn chế do sợ.

Họ có thể có nhiều khó khăn trong việc đi đến phòng khám của bác sĩ, đi mua sắm, đi thăm viếng người khác.

Bệnh nhân đôi khi có các triệu chứng cơ thể (đánh trống ngực, thở nhanh, "hen phế quản"). Phỏng vấn sẽ làm lộ rõ các nỗi sợ hãi đặc hiệu.

Các nét đặc trưng để chẩn đoán

Nỗi sợ hãi mạnh mẽ nhưng vô lý về các vị trí hay sự kiện đặc biệt. Bệnh nhân thường né tránh tất cả các tình huống này.

Các tình huống gây sợ hãi thường gặp là:

Sợ ở nhà một mình

Sợ các vị trí mở

Sợ nói trước công chúng

Sợ đám đông hoặc nơi công cộng

Sợ đi du lịch trong xe buýt, ô tô con, tàu điện hoặc trên máy bay.

Sợ các sự kiện xã hội.

Bệnh nhân có thể không dám rờikhỏi nhà một mình do sợ hãi.

Chẩn đoán phân biệt

- Nếu các cơn lo sợ chiếm ưu thế, xem Rối loạn hoảng sợ.

- Nếu khí sắc giảm,buồn rầu nổi bật, xem Trầm cảm.

- Nhiều hướng dẫn quản lý có thể có hiệu quả đối với các ám ảnh sợ đặc hiệu (ví dụ: sợ nước, sợ chỗ cao).

Các hướng dẫn quản lý

Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình

-  Ám ảnh có thể điều trị được.

-  Việc tránh né các tình huống gây sợ sẽ càng làm cho sợ hãi tăng lên.

-  Tiến hành một hệ thống các bước đi đặc biệt có thể giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ hãi.

Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình

- Khuyến khích bệnh nhân thực hành phương pháp thở có kiểm soát để giảm các triệu chứng cơ thể củasợ.

- Yêu cầu bệnh nhân làm một bảng liệt kê tất cả các tình huống đã làm cho họ sợ hãi và tránh né mặc dù người khác không như vậy.

- Thảo luận cách đấu tranh với các nỗi sợ hãi đã được cường điệu này (ví dụ: bệnh nhân tự nhủ rằng"Tôi đang có cảm giác hơi sợ một chút vì có một đám đông lớn. Cảm giác này sẽ qua đi trong vài phút").

- Đặt kế hoạch với các bước tiến hành để giúp bệnh nhân có thể đương đầu và làm quen với các tình huống gây sợ:

• Định ra bước đi đầu tiên đến với tình huống gây sợ (ví dụ: đi bộ một đoạn ngắn ra khỏi nhà với một thành viên trong gia đình).

• Bước đi ban đầu này cần được thực hành một giờ mỗi ngày đến khi bệnh nhân không còn sợ hãi nữa.

• Nếu tình huống gây sợ vẫn còn gây lo âu, bệnh nhân cần tiến hành thở một cách chậm rãi và thư giãn, tự nhủ rằng sợ hãi sẽ qua đi trong khoảng 30 phút. Bệnh nhân không nên rời khỏi tình huống gây sợ cho đến khi sự sợ hãi lắng dịu đi.

• Tiến thêm một bước khó khăn hơn một chút và lặp lại điều đó (ví dụ: ra khỏi nhà với thời gian lâu hơn).

• Không uống rượu hay thuốc chống lo âu trong thời gian ít nhất 4 giờ trước khi thực hiện các bước này.

- Bệnh nhân nên tránh uống rượu hoặc các thuốc bình thản để đối phó với các tình huống gây sợ.

Thuốc

- Sử dụng các phương pháp tư vấn như trên, nhiều bệnh nhân sẽ không cần phải dùng thuốc . Tuy nhiên, nếu có trầm cảm có thể dùng thuốc chống trầm cảm (ví dụ: Imipramin 5-150mg trong 10 ngày).

-  Với các bệnh nhân và các triệu chứng ít và không xảy ra thường xuyên..., đôi khi có thể giải quyết được bằng các thuốc chống lo âu (ví dụ: Benzodiazepine).

-  Để điều trị rối loạn lo sợ thực hiện (ví dụ: sợ nói trước công chúng) thuốc chẹn β có thể làm giảm các triệu chứng cơ thể.

Khám chuyên khoa

Xem xét khám chuyên khoa nếu lo sợ đã gây rối loạn khả năng hoạt động thông thường cả bệnh nhân (ví dụ: bệnh nhân không thể đi lại ra khỏi nhà) tồn tại dai dẳng. Việc điều trị bằng liệu pháp hành vi nếu có, có thể có hiệu quả cho các bệnh nhân mà các trị liệu trên không có tiến bộ.  

Kết quả hình ảnh cho COD anxiety disorder

Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần  kinh thực vậtmất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.