Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Rối loạn ám ảnh cần sự trợ giúp chuyên sâu về sức khoẻ tâm thần

Điểm đặc trưng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là những nỗi sợ hoặc ám ảnh phi lý khiến người bệnh có những hành vi cưỡng chế để giảm bớt hoặc giải tỏa sự lo âu của họ. OCD có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể kèm theo các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Việc điều trị OCD có thể sẽ khó khăn, đặc biệt nếu người bệnh không tìm kiếm sự giúp đỡ. Bác sĩ tâm thần sử dụng nhiều loại thuốc và các phương pháp khác nhau để điều trị cho người rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Bệnh nhân OCD cũng có thể thực hiện một số liệu pháp như viết nhật ký, gia nhập nhóm hỗ trợ và dùng phương pháp thư giãn để đối phó với OCD. Nếu cho rằng mình có thể bị OCD, bạn nên tìm sự trợ giúp chuyên môn từ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Hãy đọc tiếp để biết cách đối phó với rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Tìm sự chẩn đoán chuyên môn. Dù nghi ngờ mình mắc chứng OCD, bạn cũng đừng bao giờ tự chẩn đoán cho mình. Việc chẩn đoán tâm thần có thể khá phức tạp và phải được chuyên gia sức khỏe tâm thần thực hiện.

• Nếu không có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến sự ám ảnh hoặc cưỡng chế, bạn cần cân nhắc tìm bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ điều trị tâm thần để được chẩn đoán và điều trị.

• Nhờ bác sĩ gia đình của bạn giới thiệu nếu bạn không biết phải bắt đầu từ đâu.

Cân nhắc liệu pháp tâm lý. Liệu pháp tâm lý để điều trị bệnh OCD là nói chuyện với bác sĩ trị liệu về những ám ảnh, lo âu và hành vi cưỡng chế của bạn qua những cuộc hẹn định kỳ với bác sĩ. Tuy liệu pháp tâm lý có thể không chữa được OCD, nhưng đây là một cách hữu ích để xử lý những triệu chứng của OCD và giảm bớt mức độ biểu hiện. Liệu pháp này chỉ chữa được khoảng 10% trường hợp, nhưng có khả năng cải thiện các triệu chứng ở 50-80% số bệnh nhân. Bác sĩ trị liệu và chuyên gia tư vấn dùng các phương pháp khác nhau khi làm việc với bệnh nhân OCD.

• Một số bác sĩ trị liệu dùng liệu pháp tiếp xúc, theo đó bệnh nhân dần dần được tiếp xúc với các điều kiện gây lo âu nhất cho họ, ví dụ như cố ý không rửa tay sau khi chạm vào tay nắm cửa. Bác sĩ trị liệu sẽ làm việc với bệnh nhân theo cách này cho đến khi mức độ lo âu của bệnh nhân bắt đầu giảm xuống.

• Một số bác sĩ dùng liệu pháp tiếp xúc tưởng tượng, nghĩa là dùng những lời miêu tả ngắn gọn để mô phỏng các tình huống gây lo âu nhất cho thân chủ. Mục đích của liệu pháp tiếp xúc tưởng tượng là giúp bệnh nhân học được cách kiểm soát lo âu về tình huống và bớt nhạy cảm với những tác nhân gây lo âu.

Cân nhắc đến việc dùng thuốc theo toa bác sĩ. Nhiều loại thuốc kê toa đã được chứng minh là có hiệu quả giảm nhẹ suy nghĩ ám ảnh hoặc các hành vi cưỡng chế liên quan đến OCD. Nhớ rằng thuốc chỉ điều trị các triệu chứng mà không thực sự chữa chứng rối loạn, do đó tốt nhất là bạn nên kết hợp việc sử dụng thuốc với liệu pháp nói chuyện để điều trị OCD thay vì chỉ dùng thuốc. Một số thuốc bao gồm:

• Clomipramine (Anafranil)

• Fluvoxamine (Luvox CR)

• Fluoxetine (Prozac)

• Paroxetine (Paxil, Pexeva)

• Sertraline (Zoloft)

Xây dựng một hệ thống hỗ trợ vững chắc giúp bạn đối phó với OCD. Mặc dù nhiều người cho rằng nguyên nhân gây ra OCD là sự trục trặc trong não của người bệnh, nhưng một điều quan trọng mà bạn cần biết là OCD thường khởi phát từ sự sang chấn, hoặc thậm chí là một chuỗi những sự kiện căng thẳng trong đời sống. Những trải nghiệm như sự qua đời của người thân, mất một công việc quan trọng hoặc được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo, tất cả đều có thể gây stress và lo âu. Đối với một số người, những căng thẳng và lo âu này có thể gây ra sự thôi thúc kiểm soát những khía cạnh nào đó trong cuộc sống (mà với người khác thì có vẻ vặt vãnh).

• Phấn đấu xây dựng một hệ thống xã hội hỗ trợ mà ở đó các trải nghiệm từ quá khứ của bạn được tôn trọng một cách xứng đáng.

• Ở bên cạnh những người biết thông cảm. Thực tế đã chứng minh rằng cảm giác được những người khác hỗ trợ là yếu tố quan trọng giúp nâng cao sức khỏe tâm thần nói chung.

• Tìm cách dành thật nhiều thời gian ở bên cạnh những người mà bạn quan tâm. Nếu cảm thấy những người bạn thường tiếp xúc chưa đem lại sự hỗ trợ đầy đủ, bạn nên cân nhắc tìm đến nhóm hỗ trợ OCD ở khu vực bạn ở. Những cuộc gặp gỡ này thường miễn phí và có thể là một cách tuyệt vời để bạn bắt đầu giãi bày về chứng rối loạn của mình với người khác, những người biết cảm thông khuyến khích và về mặt nào đó cũng quen thuộc với những điều mà bạn đang trải qua.

Kết quả hình ảnh cho COD anxiety disorder

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038