Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
9 dấu hiệu trầm cảm bạn không thể bỏ qua

Bạn có biết rối loạn giấc ngủ, thiếu tập trung, những cơn đau không có nguyên nhân cũng là dấu hiệu của chứng trầm cảm?

Tâm trạng đôi lúc đi xuống là một phần rất đỗi bình thường của cuộc sống nhưng khi bạn bị đè nén bởi những nỗi buồn không thể nguôi ngoai hoặc sự tuyệt vọng khiến bạn chẳng thể nào giữ được những thói quen sinh hoạt thường ngày thì đã đến lúc phải để tâm, bởi đó là dấu hiệu lâm sàng của chứng trầm cảm. Ước tính có khoảng 7% người trưởng thành trải qua cảm giác này. Ngay cả khi có dấu hiệu rõ rệt này thì vẫn thật khó cho người bệnh nhận ra mình đang mắc chứng trầm cảm. Tuy nhiên, nếu như bạn có nhiều hơn 4 dấu hiệu dưới đây và chúng diễn ra hàng ngày, kéo dài từ 2 tuần trở lên, gây ảnh hưởng xấu đến bạn (trở thành rào cản cho bạn trong công việc, trong đời sống gia đình, gặp gỡ bạn bè…) thì bạn thực sự cần gặp bác sỹ.

1. Ăn uống mất kiểm soát

Khi não bộ bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể quên ăn, mất đi hứng thú trong việc ăn uống hoặc ngược lại, khiến bạn luôn cảm thấy đói và ăn nhiều một cách bất thường.

2. Rối loạn giấc ngủ

Ngủ nhiều hơn là một cách mà những người trầm cảm trốn tránh nỗi buồn. Giấc ngủ trở thành nơi để họ ẩn náu mình khỏi sự tuyệt vọng. Ngược lại, cũng có một số người bị trầm cảm thường thấy bồn chồn, ngủ không sâu giấc hoặc thậm chí là mất ngủ. Họ bị trói buộc bởi sự ám ảnh, những lời đồn thổi và khó lòng ngủ đủ giấc. Rối loạn giấc ngủ không chỉ là lời cảnh báo cho căn bệnh này mà còn có thể khiến nó trầm trọng hơn. Khi bạn không ngủ đủ giấc, đồng hồ sinh học sẽ bị đảo lộn, bạn sẽ càng mệt mỏi và kém tập trung hơn.

3. Xúc động mạnh bởi những điều nhỏ nhặt

Những người trầm cảm thường dễ bị kích động hơn. Đây là một dấu hiệu thường bị bỏ qua. Bạn sẽ dễ dàng nổi nóng, cáu giận, to tiếng với những người xung quanh dù sự việc thực sự chẳng hề nghiêm trọng. Khi mắc những căn bệnh về thể xác, chúng ta thường dễ tức giận và kích thích. Điều tương tự xảy ra khi mắc những bệnh về tinh thần, về tâm lý.

4. Không thể tập trung

Liên tục quên deadline, quên đón con? Cảm thấy tâm trí như một bức ảnh nhạt nhoà? Sự bối rối làm bạn chẳng thể đưa ra quyết định và chọn lựa? Những suy nghĩ buồn bã cùng sự trống rỗng khiến bạn như ngã vào màn sương mù dày đặc không tìm ra lối đi để rồi gây ảnh hưởng đến công việc, trí nhớ và kỹ năng ra quyết định. Sự kém tập trung sẽ gây ra những quyết định sai lầm hoặc là tiền đề cho những hành vi nguy hiểm, không thể kiểm soát.

5. Không còn thích những điều từng khiến mình hạnh phúc

Từng tận hưởng những phút "thả ga" tại những shop thời trang hay nhà hàng yêu thích cùng bạn bè nhưng thời gian gần đây, bạn lại luôn lẩn tránh những cuộc vui ấy. Bạn đã từng rất trông đợi một buổi dạo chơi ban đêm nhưng giờ thì bạn chẳng còn bận tâm nữa. Không còn hứng thú với những điều bạn từng thích bởi nó không còn làm bạn vui nữa, khiến bạn tự cô lập chính mình cũng là một dấu hiệu của trầm cảm. Căn bệnh này làm bạn mất đi khả năng tìm kiếm niềm vui từ những trải nghiệm, ngăn bạn làm những việc giúp tâm trạng tươi sáng hơn.

6. Cảm thấy bản thân vô giá trị

Bạn liên tục hạ thấp mình, thấy mình không hề quan trọng nghĩa là đã có vấn đề rồi đấy! Những suy nghĩ như " Mình thật chẳng ra sao"," Mình chẳng có gì là quan trọng" lặp đi lặp lại là điều vô cùng nguy hiểm bởi đó là những hành vi tự làm bản thân bị tổn thương. Lối suy nghĩ này làm bạn càng thêm chán nản. Mất việc đột ngột, một cuộc chia tay tồi tệ cũng là cú đánh mạnh vào lòng tự trọng, là sự cảnh báo cho bệnh trầm cảm.

7. Thường suy nghĩ về cái chết

Liên tục có những suy nghĩ chấm dứt cuộc sống, tự hỏi gia đình và bạn bè sẽ thế nào nếu bạn ra đi, cân nhắc các cách để thực hiện điều này hoặc thậm chí dù chỉ là những suy nghĩ chung chung về cái chết đều là những gợi ý rõ ràng cho thấy bạn thực sự cần được giúp đỡ! Những suy nghĩ này trực tiếp đe doạ cuộc sống của bạn. Hãy đi tìm sự trợ giúp nếu như khoảng thời gian gần đây, bạn thường xuyên trải qua cảm giác này, ngay cả khi bạn chẳng có thêm một dấu hiệu nào khác của trầm cảm.

8. Hoảng sợ và lo lắng

Cảm giác sợ hãi tràn ngập thường chỉ là biểu hiện của rối loạn lo âu nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Không chỉ là nỗi lo sợ thông thường, đó là sự hoảng sợ và ám ảnh liên tục, các triệu chứng thể chất thường gặp là tim đập nhanh, ra mồ hôi nhiều, những vấn đề về giấc ngủ.

9. Thường xuyên đối mặt với những cơn đau không có nguyên nhân

Không một loại thuốc nào có thể cứu bạn khỏi những cơn đau do trầm cảm. Đau dạ dày, đau đầu, đau cổ, lưng hay thậm chí là nôn. Khi nội tâm ẩn chứa quá nhiều nỗi buồn thì những cơn đau vô căn cũng là một cách để "vết thương" nội tâm bộc lộ ra ngoài. Tất nhiên, không phải mọi cơn đau nhức đều là triệu trứng trầm cảm nhưng nếu bạn đang gặp phải chứng đau mạn tính, không có nguyên nhân và không có hướng giải quyết, hãy gặp bác sỹ để kiểm tra vì đó cũng có thể là dấu hiệu trầm cảm.

Kết quả hình ảnh cho depression and adolescent

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, rối loạn tâm thần, trầm cảm nội sinh, do stress hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038