Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Hội chứng Munchause

Hội chứng Munchausen là tình trạng rối loạn tâm lý và hành vi hiếm gặp, người bệnh mắc phải sẽ tưởng tượng hoặc gây ra các triệu chứng của bệnh tật cho chính họ.

Những người mắc hội chứng Munchausen thường có các hành vi như:

- Nói dối về các triệu chứng bệnh và những chuyện khác trong cuộc sống, chẳng hạn như quá khứ hoặc trình độ học vấn.

- Tham gia nhiều các xét nghiệm để cố gắng tìm ra các triệu chứng bệnh tật, chẳng hạn như xét nghiệm máu, nước tiểu…

- Tự gây ra các triệu chứng bệnh tật cho bản thân, chẳng hạn như sử dụng thuốc quá liều.

Thật khó xác định được bao nhiêu người mắc hội chứng Munchausen. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của hội chứng này. Hầu hết những người được chẩn đoán đều từ chối điều trị tâm thần nên chúng ta không biết về động cơ hoặc suy nghĩ của người bệnh là gì.

Có một hội chứng Munchausen khác, được gọi là hội chứng Munchausen chăm sóc, người mắc hội chứng này bịa đặt hoặc gây ra triệu chứng bệnh với người chăm sóc, thông thường là con cái của người bệnh.

Triệu chứng

Dấu hiệu của hội chứng Munchausen bao gồm:

- Thường xuyên đến nhều bệnh viện khác nhau.

- Nói rằng mình mắc rất nhiều bệnh nghiêm trọng, nhưng không có bằng chứng y tế.

- Các triệu chứng bệnh không tương quan với kết quả xét nghiệm.

- Các triệu chứng bệnh tật trở nên tồi tệ hơn mà không có lý do rõ ràng.

- Người mắc hội chứng Munchausen có lối sống đơn độc và ít tiếp xúc với người thân trong gia đình

- Sẵn sàng tham gia các xét nghiệm đau đớn và nguy hiểm.

- Nếu bị người khác nghi ngờ về các triệu chứng bệnh của mình thì trở nên tức giận.

Các hành vi của người mắc hội chứng Munchausen:

- Nói dối về các triệu chứng - thường chọn các triệu chứng khó chứng minh, chẳng hạn như đau đầu dữ dội hoặc giả vờ lên cơn động kinh, bất tỉnh.

- Giả mạo kết quả xét nghiệm - chẳng hạn như tự tăng nhiệt độ của nhiệt kế để giả vờ sốt.

- Tự gây ra các triệu chứng bệnh tật hoặc dùng thuốc quá liều, ăn thực phẩm đã bị nhiễm vi khuẩn…

- Làm nặng thêm các tổn thương đã mắc phải trước đó - chẳng hạn như cọ xát bụi bẩn vào vết thương để gây nhiễm trùng.

Nguyên nhân hội chứng Mauchausen.

Vì hầu hết những người mắc hội chứng Munchausen đều từ chối tham gia điều trị tâm thần, nên có rất ít bằng chứng về các nguyên nhân gây ra hội chứng này.

Có nhiều ý kiến ​​cho rằng hội chứng Munchausen là một loại rối loạn nhân cách. Rối loạn nhân cách là một nhóm các tình trạng sức khỏe tâm thần, người bệnh có suy nghĩ và niềm tin bị bóp méo về bản thân và những người khác khiến người bệnh hành xử theo cách mà hầu hết mọi người coi là bất thường.

Một giả thuyết cho rằng những người mắc hội chứng Munchausen bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội khiến người bệnh thấy vui thích trong việc lừa dối các bác sĩ và mọi người xung quanh. Việc đánh lừa này mang lại cho người bệnh cảm giác vui sướng và sự kiểm soát.

Một giả thuyết khác cho rằng hội chứng Munchausen là một nỗ lực hình thành các mối quan hệ. Vì nhiều người mắc hội chứng Munchausen là 'người cô độc', ít liên lạc với gia đình và có ít bạn bè. Vì vậy, những người mắc hội chứng này muốn biến mình thành bệnh nhân để hình thành mối quan hệ bác sĩ / bệnh nhân để không cảm thấy cô độc.

Ngoài ra còn có người mắc hội chứng Munchausen nói rằng mình bị lạm dụng thể chất và tình dục trong thời thơ ấu. Nhưng những người này rất hay nói dối về quá khứ của mình, nên thật khó để tin tưởng.

Chẩn đoán.

Chẩn đoán hội chứng Munchausen rất khó khăn đối với các chuyên gia y tế. Bởi những người mắc bệnh thường là những người hay nói dối về các triệu chứng bệnh tật của mình. Nếu bác sĩ nghi ngờ một người đang mắc hội chứng Munchausen, thì người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm để xem các triệu chứng bệnh tật đang mắc phải có giống như những gì người bệnh nói hay không. Hoặc bác sĩ sẽ nói chuyện với gia đình và bạn bè của người bệnh để xem liệu những gì bệnh nhân nói có đúng không.

Điều trị hội chứng Munchausen

Điều trị hội chứng Munchausen rất khó vì hầu hết những người mắc bệnh sẽ từ chối thừa nhận vấn đề và không hợp tác với kế hoạch điều trị.

Không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho hội chứng này, nhưng sự kết hợp giữa phân tích tâm lý và liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) tỏ của mình ra tương đối thành công trong việc giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng.

Phân tích tâm lý là một loại tâm lý trị liệu dựa trên lý thuyết của Sigmund Freud. Freud cho rằng niềm tin hoặc động lực vô thức, thường được hình thành trong thời thơ ấu có thể là gốc rễ của nhiều vấn đề tâm thần. Phân tích tâm lý cố gắng khám phá và sau đó giải quyết những niềm tin và động lực vô thức này.

CBT hoạt động bằng cách giúp người bệnh xác định niềm tin, hành vi không có ích, không thực tế mà người bệnh đang làm. Tiếp theo, nhà trị liệu sẽ chỉ cho bệnh nhân thấy những cách thay thế những niềm tin này bằng những niềm tin thực tế và đúng đắn hơn./.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038