Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Những việc cần làm để giúp người nghiện rượu bỏ rượu

1. Không uống rượu khi có mặt người nghiện rượu. Việc uống rượu khi có người nghiện rượu bên cạnh, dù thích hay không, thì người nghiện rượu sẽ chất vấn "anh uống được, sao tôi lại không thể?" – Đừng lo, vì ta có thể kiểm soát uống rượu song người nghiện rượu thì không thể. Uống rượu có thể dẫn tới thói quen uống rượu có hại cho sức khỏe. Như vậy chúng ta nên giúp người thân bằng cách gặp gỡ và dành thời gian ở nhiều nơi không có sẵn rượu. Cách này sẽ giúp người thân từ bỏ rượu dễ dàng hơn.

2. Nói chuyện với những người khác. Nếu phát hiện bất kỳ hành vi đáng lo ngại hoặc nếu nghĩ người thân nghiện rượu khó kiểm soát uống rượu, yêu cầu ai  đó luôn ở bên cạnh người nghiện rượu nhiều nhất có thể . Tránh nói với người thân biết rằng người thân nghiện rượu của chúng ta mắc nghiện. Hãy thận trọng. Không nên nói với những ai không cần phải biết. Đừng tạo nguy cơ phá hủy tính riêng tư của người nghiện.

• Nếu nghĩ rằng người thân đó là người nghiện rượu, nên nhờ người khác tham gia hỗ trợ người thân mắc nghiện của chúng ta. Vấn đề quá lớn đến mức không thể tự mình xử lý, nên nhờ giúp đỡ từ bên ngoài để hỗ trợ sớm nhất cho người nghiện rượu.

3. Trò chuyện với người thân mắc nghiện. Nhắc nhở họ rằng chúng ta đang lo lắng, đang quan tâm đến họ, muốn giúp họ. Chia sẻ suy nghĩ rằng chúng ta đã phát hiện và hỏi xem chúng ta có thể giúp được gì. Hãy chuẩn bị tâm thế khi người đó không muốn được giúp đỡ hoặc cố ý tránh mặt.

• Nếu người đó sẵn lòng đón nhận sự giúp đỡ, đưa người đó đến gặp chuyên gia. Chuẩn bị danh sách sẵn có các địa chỉ tin cậy có thể hỗ trợ người nghiện rượu, tên của bác sĩ chuyên khoa, nhà tâm lý học, người chuyên cai nghiện rượu, danh sách các trung tâm cải tạo giáo dục.

4. Thử liên lạc với chuyên gia. Nếu người nghiện rượu từ chối điều trị hoặc thậm chí đang phải cân nhắc, cố gắng kết nối với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có kinh nghiệm xử lý nhiều tình huống khác nhau đối với người nghiện rượu, bác sĩ sẽ cùng bàn bạc đưa ra kế hoạch giúp người nghiện rượu.

• Thái độ phòng thủ và nhiều hành vi phức tạp có thể khiến các thành viên trong gia đình thất vọng hoặc bối rối. Bác sĩ chuyên khoa giỏi sẽ biết cách xử lý.

5. Động viên người nghiện trong suốt quá trình điều trị. Nếu người nghiện thực sự đồng ý nhận điều trị, dần trở về tâm trạng điềm tĩnh hơn, chúng ta nên thể hiện rõ sự đồng lòng nhất trí, luôn ủng hộ người nghiện, khẳng định đây là điều tốt nhất mà người nghiện nên làm. Chúng ta giúp người nghiện kiềm chế cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ bằng cách nói rằng chúng ta tự hào về họ khi họ đồng ý nhận giúp đỡ.

6. Chuẩn bị chống tái phát. Khi đã hoàn tất đợt điều trị, người nghiện vẫn có thể dễ bị tái nghiện. Hầu hết những người nghiện vẫn phải tiếp tục uống thuốc và chịu sự giám sát của người thân. Chứng nghiện rượu là điều gì đó mà chúng ta phải liên tục đối phó. Gia đình và bạn bè người nghiện rượu nên tiếp tục hỗ trợ họ, cả khi họ kiêng rượu và cả khi họ tái phát. Tái nghiện xảy ra với hầu như tất cả những người nghiện rượu.

• Cùng nhau tham gia những hoạt động không uống rượu. Khi người nghiện coi rượu là một phần quan trọng trong cuộc sống, họ sẽ thấy hoạt động mà không có rượu dường như rất đáng chán. Trở thành một người chuẩn mực và bạn tốt nghĩa là làm cho người nghiện phát hiện ra rằng chúng ta không cần rượu mà vẫn có thể vui vẻ, hòa nhập xã hội, và thư giãn.

• Động viên đối phương thường xuyên tham dự cuộc gặp với bác sĩ cai rượu và nhận tư vấn khi cần thiết. Để người nghiện yên tâm là luôn có mọi người bên cạnh để trò chuyện khi cần.

7. Quan tâm bản thân. Là bạn thân hoặc thành viên gia đình của người nghiện rượu có thể khiến ta kiệt sức, dẫn tới cảm giác bất lực và thất vọng. Chứng nghiện rượu thường được gọi là "bệnh gia đình", bởi vì hậu quả của nghiện rượu vượt quá xa giới hạn cuộc sống của người nghiện. Hãy dành thời gian thực hiện nhiều hoạt động giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và phát huy lòng tự tin, tự trọng của chúng ta trong suốt thời gian này.

• Cân nhắc nhận liệu pháp điều trị. Có ai đó trò chuyện về cảm giác của bạn trong suốt giai đoạn tình cảm khó khăn này sẽ rất hữu ích.

8. Dành thời gian với bạn bè và những người thân khác gia đình. Chúng ta cần nghỉ ngơi, tạm tránh mặt người nghiện rượu. Trong khi đang tập trung vào hạnh phúc của thành viên mắc nghiện, vẫn nên dành thời gian với nhiều người khác nữa giúp tâm trí chúng ta quên đi phiền muộn và phục hồi năng lượng.

• Trong giai đoạn này phải đảm bảo chúng ta vẫn đang xử lý những vấn đề riêng của mình. Tránh tập trung quá nhiều vào người nghiện rượu, đến mức bạn làm tổn thương các mối quan hệ khác trong cuộc sống hoặc hình thành tính phụ thuộc vào vấn đề này.

Lời khuyên

• Nếu người nghiện không sẵn lòng thừa nhận vấn đề của họ, thì chúng ta hoàn toàn không thể làm gì khác. Đừng nghĩ sự việc đang hướng vào mình hoặc thấy phải gánh trách nhiệm cho việc uống rượu của họ.

• Nếu đối phương là một phần trong cuộc sống của ta theo cách nào đó, thì chắc chắn là chúng ta đang bị ảnh hưởng. Thử hẹn gặp bác sĩ cai rượu để có nhiều lời khuyên hữu ích.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại/zalo 0988 079 038