Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Thành viên gia đình cần làm gì để giúp người nghiện rượu?

Ngày càng nhiều gia đình có người nghiện rượu. Đối phó với thực trạng này, người thân trong gia đình là những người đầu tiên chú ý và nhận ra những vấn đề cần giải quyết. Đa số người nghiện không nhận biết mình đang ở mức độ lạm dụng nào. Người biết rõ và quan sát được điều đó không ai khác là những người thân trong gia đình. Kể cả khi những người nghiện rượu nhận biết được vấn đề, nếu họ chỉ cố gắng bằng nỗ lực của bản thân thì sẽ không bao giờ là đủ. Việc cai nghiện rượu cần sự chung tay từ phía quyết tâm của người nghiện, những chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn cùng sự giúp đỡ của người thân trong gia đình. Mỗi cá nhân cần thay đổi thái độ về vấn đề này để những điều tương tự trong quá khứ không xảy ra nữa. Nghĩa là không có chuyện người thân sử dụng rượu thiếu kiểm soát nữa.

Kêu gọi sự chung tay của toàn bộ các thành viên gia đình có lẽ là bước khó khăn nhất trong quá trình này. Việc thuyết phục một thành viên đồng ý giúp đỡ người nghiện rượu là khả thi, nhưng khi nói đến việc tất cả đều cố gắng vì một mục đích chung là rất khó khăn. Dù tất cả đã nắm rõ là đều phải làm điều gì đó để giúp người nghiện rượu, tuy nhiên, mỗi người một ý kiến và một quan điểm riêng về phương thức trợ giúp sẽ gây cản trở rất lớn cho quá trình cai nghiện. Càng trì trệ bao nhiêu thì hậu quả sẽ nhiều bấy nhiêu. Tất cả đồng ý và hiểu được vai trò của mình trong quá trình này là điều rất quan trọng và cần thiết.

Các chuyên gia khi gặp phải những vấn đề nói trên thường chọn giải pháp là đến nói chuyện với các thành viên trong gia đình người nghiện trước khi có những tư vấn trực tiếp với người nghiện. Mục đích công việc này đầu tiên là để ngăn cản bất đồng có thể phát sinh, thứ hai là tìm ra phương thức can thiệp phù hợp đồng thời làm rõ vai trò của mỗi người trên chặng đường dài sắp tới. Bằng cách trang bị hiểu biết cho các thành viên trong gia đình, tất cả sẽ có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lí để xử lí những tình huống phát sinh trong quá trình cai nghiện.

Sau khi xác định rõ vai trò và chiến lược của từng cá nhân trong gia đình, các chuyên gia yêu cầu quan tâm các thành viên quan tâm chú ý đến người nghiện nhiều hơn. Bằng cách tâm sự và trò chuyện với thái độ thông cảm và thấu hiểu hơn là chỉ trích và tấn công tâm lí, người nghiện dần dần sẽ có những chuyển biến về mặt nhận thức và nhận ra được vấn đề của bản thân. Qua những cuộc trò chuyện đó, những người thân trong gia đình sẽ hiểu được những cảm giác mà người nghiện trải qua, qua đó đồng cảm với họ, những rào cản và bế tắc ngăn cản việc thực hiện cai nghiện sẽ được khám phá để có những biện pháp can thiệp phù hợp.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038