Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Uống rượu có trách nhiệm (3)

1. Loại bỏ rượu ra khỏi cuộc sống của bạn. Nếu bạn có một tủ chất đầy rượu thì hãy bỏ nó đi. Đổ hết rượu đi, bán vỏ chai và từ bỏ tủ rượu của mình. Hãy nhớ rằng chỉ cần nhìn thấy rượu cũng có thể khơi dậy mong muốn uống rượu của bạn.

• Nếu bạn thường xuyên rẽ vào quán rượu trên đường về nhà, hãy chọn cho mình một lối đi khác. Đi thẳng về nhà hoặc tìm một nơi nào đó để thư giãn sau giờ làm, ví dụ như tập gym, yoga...

• Tránh những nơi bạn thường đến uống rượu và nhờ bạn bè giúp đỡ trong quá trình bỏ rượu. Đôi lúc, nếu không chủ tâm, bạn có thể đến quán bar cùng với bạn bè. Cố gắng tránh xa sự cám dỗ hết mức có thể.

2. Bỏ rượu sẽ có tác động tốt lên cơ thể. Không nhất thiết là phải uống rượu hằng ngày để tăng tửu lượng. Dù không thường xuyên, nếu như bạn đã bỏ rượu, say rượu vẫn có thể làm ảnh hưởng đến thể trạng cơ thể. Hoặc cho dù bạn chỉ cố gắng uống ít đi, bạn vẫn nên chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng và lại uống quá nhiều. Nếu thường xuyên say rượu, bạn sẽ trải qua một vài triệu chứng sau:

• Ra mồ hôi nhiều

• Buồn nôn

• Đau đầu

• Chóng mặt hoặc run rẩy, đứng không vững

• Mất ngủ

3. Kể với người thân về mục tiêu của mình. Bạn sẽ cần sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè để trải qua giai đoạn này. Nói với họ rằng không phải bạn muốn uống rượu điều độ hơn mà là muốn bỏ rượu hoàn toàn.

• Nếu đối mặt với áp lực, cám dỗ từ những người không ủng hộ bạn, tốt hơn hết là nên giữ khoảng cách với họ trong quá trình bạn bỏ rượu. Sẽ rất khó để giữ vững lập trường nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với những người hay say rượu hoặc nghiện rượu.

4. Xin ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc cai rượu và thủ pháp bỏ rượu từ từ. Thuốc cai rượu là đơn thuốc có tác dụng làm người uống cảm thấy mất cảm giác thèm rượu bởi nó tạo ra các triệu chứng như khó chịu, mệt mỏi gần như ngay tức khắc bằng cách cản trở khả năng chuyển hóa rượu của gan. Nó giúp bạn chiến thắng cảm giác thèm rượu. Bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc an thần khác theo chỉ định của bác sĩ để giảm bớt căng thẳng và đối mặt với sự thèm rượu. Nói chuyện với bác sĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

• Nếu bạn đang nghiện một số thứ khác nữa, hãy cẩn thận khi cố gắng dừng lại. Khi cai các loại chất gây nghiện như cocaine, thuốc phiện, heroin và một số loại thuốc khác cần phải có sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế. Thay đổi đột ngột liều lượng thuốc có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong.

5. Dùng đồ uống khác thay rượu. Nếu bạn có tâm lý buộc phải uống bia sau giờ làm, hãy thay thế bia bằng đồ uống khác lành mạnh hơn. Đổ trà lạnh vào cốc bạn vẫn thường uống bia, ngồi ở vị trí mọi khi và thưởng thức cảm giác “nhậu” như mọi khi nhưng không có cồn. Bạn có thể dùng soda, trà, cà phê, sinh tố và một số loại đồ uống khác thay phiên nhau.

6. Đừng tranh cãi việc bạn bỏ rượu với những người khác. Khi bạn quyết định bỏ rượu hoàn toàn, sẽ có những người – đặc biệt là người bạn thường uống rượu cùng sẽ cố thuyết phục bạn rằng bạn chẳng có vấn đề gì cả, hoặc là sẽ muốn thảo luận việc đó với bạn. Tốt nhất là nên tránh tranh cãi hoặc thảo luận về việc bạn có thực sự cần làm thế hay không. Đó là vấn đề của bản thân bạn chứ không phải của bất cứ ai khác.

7. Tìm kiếm sự ủng hộ từ những nhóm cộng đồng. Làm một mình bao giờ cũng rất khó khăn. Bạn nên nhận sự quan tâm và ủng hộ từ người thân, bạn bè, những người sẵn lòng ủng hộ bạn bỏ rượu. Như vậy việc bỏ rượu sẽ dễ dàng hơn.

• Tham gia hội giúp cai rượu (AA) là một cách rất phổ biến và là một trong những cách bỏ rượu thành công nhất. Dù bạn không có ý định phát biếu nghiêm túc về vấn đề uống rượu thì cũng nên đến dự các buổi gặp mặt một vài lần, bạn sẽ tìm được sự ủng hộ mạnh mẽ và được chia sẻ các kinh nghiệm thực tế để bỏ rượu.

Lời khuyên

• Không nên có ý nghĩ “không say không về” khi tham gia một ngày lễ kỉ niệm. Thay vào đó hãy nghĩ về lý do và những người cùng bạn tham gia ngày lễ đó.

• Không phải tất cả mọi người uống say đều là do rượu. Đôi khi uống say là dấu hiệu của nghiện rượu. Nếu bạn nhận ra rằng rượu đã tác động rất tiêu cực lên cuộc sống của mình nhưng lại không thể ngừng uống rượu thì có thể bạn là một người nghiện rượu. Nếu bạn lo lắng rằng việc say rượu của mình đang ngày càng tồi tệ, hơn cả một thói quen xấu, nó thật sự rất bê tha thì bạn nên tìm sự giúp đỡ thực sự từ mọi người.

Cảnh báo

• Không lái xe khi bạn uống say. Hãy có trách nhiệm và gọi một người lái xe thuê hoặc thậm chí là nhờ một người tỉnh táo hơn lái xe.

• Say rượu có thể là do chất độc trong rượu. Những dấu hiệu của nhiễm độc rượu là: mơ hồ, mất kiểm soát, nôn mửa, lên cơn, hô hấp chậm hoặc không bình thường, da xanh hoặc tái đi, thân nhiệt giảm, và bất tỉnh. Nếu ai đó đã uống rượu và xuất hiện những triệu chứng trên, hãy gọi 115 ngay lập tức.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038