Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Cách nhận biết trạng thái hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực hay còn gọi là bệnh hưng-trầm cảm, là bệnh rối loạn của não bộ dẫn tới thay đổi về tâm trạng, độ hoạt động, năng lượng, khả năng sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế. Có nhiều loại bệnh rối loạn lưỡng cực và tất cả đều nghiêm trọng, nhưng chúng có thể điều trị được bằng cách kết hợp uống thuốc và áp dụng liệu pháp điều trị tâm lý. Nếu nhận biết trạng thái hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực thì bạn nên tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.

Trạng thái tâm trạng này biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, tâm trạng đó dâng cao hay “nóng” hơn rất nhanh từ trạng thái tình cảm cơ bản hay “bình thường” của người bệnh. Một số biểu hiện của tâm trạng hưng cảm là:

• Cảm thấy cực kỳ vui vẻ, hạnh phúc hay hứng thú. Người đang trải qua tâm trạng này cảm thấy rất “rộn ràng” hoặc hạnh phúc, đến mức tin xấu cũng không thể ảnh hưởng tới tâm trạng lúc đó của họ. Cảm xúc hạnh phúc tột độ thậm chí tiếp tục kéo dài mà không rõ lý do.

• Quá tự tin, cảm thấy không thể bị tổn thương, ảo tưởng về sự cao quý của bản thân. Người đang trải qua trạng thái này có cái tôi rất lớn hoặc có sự tự trọng cao hơn bình thường rất nhiều. Họ tin mình có thể hoàn thành những việc quá mức khả thi, như thể chẳng có gì ngăn cản được họ, hoặc tưởng tượng có mối liên hệ đặc biệt với các nhân vật quan trọng hay với hiện tượng siêu nhiên.

• Bực bội, tức giận bất ngờ. Người đang ở trạng thái hưng cảm có thể nổi cáu với người khác mà không bị khiêu khích, họ dễ bị “động chạm” hay dễ tức giận hơn so với lúc có tâm trạng “thông thường”.

• Tăng động. Người đó muốn đảm đương nhiều công việc cùng lúc, hoặc lên lịch làm nhiều việc hơn trong một ngày mà về lý không thể hoàn thành được. Họ tham gia vào nhiều hoạt động, kể cả những việc dường như chẳng có mục đích gì mà không cần ăn hay ngủ.

• Nói nhiều hơn, câu nói rời rạc, suy nghĩ vội vàng. Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc tóm lược ý nghĩ cho dù họ nói rất nhiều vào thời điểm này. Họ thường vội vàng nhảy từ suy nghĩ hay hành động này sang suy nghĩ và hành động khác.

• Cảm thấy bồn chồn hay kích động. Bệnh nhân cảm thấy bị kích động hay bứt rứt, và dễ dàng xao nhãng.

• Đột nhiên tăng hành vi mạo hiểm. Người bệnh có thể làm những việc bất thường so với ranh giới bình thường của họ và dẫn tới rủi ro, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn, mua sắm vô độ hay bài bạc. Ngoài ra họ cũng có thể tham gia các hoạt động thể chất nhiều rủi ro như đua xe, thể thao mạo hiểm hay cố gắng lập kỷ lục thể thao, những việc họ chưa đủ năng lực đạt được.

• Ngủ ít đi. Họ ngủ rất ít nhưng vẫn khẳng định đã nghỉ ngơi đủ. Nhiều khi họ mắc chứng mất ngủ hoặc đơn giản cảm thấy mình không cần ngủ.

Kết quả hình ảnh cho mania or hypomania in bipolar disorder

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.