Triệu chứng
Bệnh nhân có nhiều triệu chứng khác nhau của cả lo âu và trầm cảm. Ban đầu có thể có nhiều triệu chứng về cơ thể hơn (ví dụ: mệt mỏi, đau) khám xét về sau sẽ bộc lộ rõ các triệu chứng của cảm xúc trầm hay lo âu.
Các nét đặc trưng để chẩn đoán
- Khí sắc giảm hay trầm buồn.
- Mất sự hài lòng hay quan tâm hứng thú.
- Nổi bật các biểu hiện các lo âu, lo lắng.
Thường có các triệu chứng kết hợp sau đây:
Rối loạn giấc ngủ
Mệt mỏi hay mất năng lượng
Kém tập trung chú ý
Rối loạn sự ngon miệng
Căng thẳng và bồn chồn
Đánh trống ngực
Khô miệng
Run
Chóng mặt
Mất dục năng
Ý nghĩ hay hành vi tự sát
Chẩn đoán phân biệt
- Nếu các triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu biểu hiện nặng nề hơn, xem Trầm cảm và Rối loạn lo âu lan tỏa.
- Nếu các triệu chứng cơ thể chiếm ưu thế, xem mục các Triệu chứng cơ thể không giải thích được.
- Nếu bệnh nhân có trong tiền sử một giai đoạn hưng cảm (kích thích, khí sắc tăng, nói nhanh) xem Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
- Nếu có sử dụng ma túy và rượu nặng, xem mục Rối loạn do sử dụng rượu và Rối loạn do sử dụng chất ma túy.
Các hướng dẫn quản lý
Thông tin cho bệnh nhân và gia đình
- Stress và sự lo lắng đều có nhiều hậu quả cả về cơ thể và tâm thần.
- Các rối loạn này không phải là do yếu đuối hay lười biếng, bệnh nhân luôn phải cố gắng để đối phó.
Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình
- Khuyến khích bệnh nhân tập thư giãn để làm giảm các triệu chứng cơ thể do căng thẳng gây ra.
- Đặt kế hoạch cho các hoạt động ngắn hạn để thư giãn, giải thích hoặc giúp bệnh nhân tạo được các niềm tin. Tiếp tục lại các hoạt động đã có hữu ích trong quá khứ.
- Thảo luận cách đối phó với các ý nghĩ âm tính hay các lo lắng đã bị khuyếch đại.
- Nếu có các triệu chứng cơ thể, thảo luận về mối liên kết giữa các triệu chứng cơ thể và tâm thần. Nếu nổi bật là các triệu chứng liên quan đến sự căng thẳng, giới thiệu phương pháp thư giãn để giải quyết các triệu chứng cơ thể.
- Xác định rõ các sự kiện đã gây ra lo lắng của bệnh nhân và tiến hành các bước thực hành để đối phó với chúng.
- Hỏi về nguy cơ tự sát : bệnh nhân có thường nghĩ đến cái chết không? Phải chăng bệnh nhân đã có một kế hoạch đặc biệt để tự sát? Có phải bệnh nhân đã cố gắng để tự sát trong quá khứ không? Có đảm bảo chắc chắn rằng bệnh nhân không thể thực hiện được các ý tưởng tự sát nữa. Gia đình cần phải giám sát và theo dõi thật chặt chẽ và cần thiết thì phải cho nhập viện.
Thuốc
Nếu các triệu chứng trầm cảm rõ rệt thì có thể dùng các thuốc chống trầm cảm, xem hướng dẫn sử dụng các thuốc chống trầm cảm.
Khám chuyên khoa
- Nếu có nhiều nguy cơ tự sát cần xem xét hội chẩn chuyên khoa tâm thần hoặc nhập viện nội trú.
- Nếu còn nhiều triệu chứng vẫn tồn tại mặc dù đã điều trị như trên cần tham khảo hướng dẫn điều trị ở mục Trầm cảm và Rối loạn lo âu lan tỏa. Tuân theo các hướng dẫn chuyên khoa về khám xét và tư vấn.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038