Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Tác hại của cần sa và rượu đối với trẻ vị thành niên

Lạm dụng chất gây nghiện là một vấn đề phổ biến ở Hoa Kỳ, không chừa thành phần nào của xã hội. Giáo dục và nhận thức là rất quan trọng để ngăn chặn các trường hợp nghiện mới và tác động của chúng, nhưng có rất nhiều định kiến và nhận định sai lầm không những không giúp ích mà còn ngăn cản việc đẩy lùi thực trạng mắc nghiện. Đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi tâm sinh lí đang có thay đổi mạnh mẽ. Các suy nghĩ sai lầm rằng “cần sa không gây nghiện”, “cần sa không gây hại” đang tác động xấu khiến giới trẻ ngày càng lạm dụng cần sa. Những nhận định này hoàn toàn không chính xác và chỉ có lợi cho những nhà sản xuất trái phép chất gây nghiện. Xét về góc độ khoa học sẽ cho giới trẻ cái nhìn hoàn toàn khác.

Các ý kiến sai lầm về cần sa ảnh hưởng lên lứa tuổi học sinh sinh viên, dù nó đến từ các nguồn nào đi nữa, sẽ là một trong những động cơ thúc đẩy giới trẻ sử dụng cần sa. Thậm chí đã có một số thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức của không ít bạn trẻ gây nên sự tranh cãi và phản kháng không cần thiết. Trên góc độ khoa học, có thể khẳng định chắc chắn rằng cần sa hay bất kỳ các loại chất gây nghiện khác đều có hại. Đầu tiên cần phải kể đến là cần sa làm suy yếu các tế bào thần kinh. Một nghiên cứu năm 2017 từ Hiệp hội nghiên cứu về nghiện rượu cho kết quả rằng uống rượu trong thời niên thiếu có thể làm giảm sự phát triển tế bào thần kinh. Tiếp xúc lâu dài với rượu có thể tạo ra những thay đổi mạnh mẽ cho các vùng não khác nhau. Một số vùng não rất dễ bị thay đổi hoặc tổn thương do phơi nhiễm với rượu và uống rượu sớm từ  khi còn trẻ có thể có những tác động tiêu cực đáng kể sau này. Ở khía cạnh khác, uống rượu có thể làm thúc đẩy chứng trầm cảm. Một nghiên cứu Khoa học Sức khỏe Đại học Washington năm 2017 kết luận rằng việc sử dụng cần sa trong thời niên thiếu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm tiềm ẩn. Đồng thời, trẻ em có dấu hiệu trầm cảm sớm thì nhiều khả năng phát triển các rối loạn sử dụng cần sa sau này trong cuộc sống.

Không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe, các tác hại của cần sa còn lan rộng dưới nhiều hình thức. Chẳng hạn như làm rối loạn sự phát triển thể chất của người sử dụng, làm ngoại hình trồi sụt. Trong thời kỳ dậy thì, mọi người trải qua nhiều thay đổi về thể chất, tinh thần và tình cảm. Lạm dụng chất gây nghiện có thể dễ dàng làm gián đoạn sự phát triển của cơ thể và khiến thanh thiếu niên cảm thấy mất tự tin về ngoại hình của họ.

Theo thời gian, lạm dụng cần sa có thể tạo ra rối loạn ăn uống và các vấn đề tâm lý khác, bao gồm cả lạm dụng các loại ma tuý hoặc thuốc giảm đau gây nghiện. Một nghiên cứu của Đại học Missouri-Columbia năm 2017 đã xác nhận rằng các vấn đề về ngoại hình bên ngoài làm tăng khả năng phát triển các vấn đề lạm dụng chất gây nghiện ở trẻ vị thành niên. Sử dụng cần sa sớm có thể dẫn tới việc sử dụng các chất ma tuý nguy hiểm hơn, đặc biệt là ma túy tổng hợp. Việc người trẻ hiện nay đang coi sử dụng cần sa là “mốt”, là một thứ gì đó chứng minh sự chịu chơi và trưởng thành, điều này đang làm ngăn cản và gây khó khăn cho các chương trình chống lạm dụng cần sa đi kèm với hệ lụy mà nó mang theo.  Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol gần đây đã phát hành một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng cần sa thường xuyên trong thanh thiếu niên thực sự dẫn đến nguy cơ sử dụng ma túy trái phép nhiều hơn trong tương lai.

Nghiên cứu cho thấy rằng thanh thiếu niên hút cần sa thường xuyên :

• Tỷ lệ sử dụng thuốc giam đau là cao hơn gấp 37 lần người bình thường;

• Tỷ lệ sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp khác 26 lần;

• Tỷ lệ tạo ra thói quen uống rượu nhiều hơn gấp 3 lần so với trẻ vị thành niên không sử dụng cần sa.

Việc sử dụng cần sa nghiễm nhiên ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ vị thành niên. Tuổi vị thành niên là thời điểm quan trọng để học tập và phát triển các kĩ năng cần thiết. Thanh thiếu niên sử dụng cần sa và rượu có nhiều khả năng chịu hậu quả xấu với bảng điểm của mình. Một nghiên cứu của Đại học Waterloo năm 2017 đã kết luận rằng thanh thiếu niên thường xuyên sử dụng cần sa ít có khả năng đạt được điểm cao.

Những sinh viên trả lời trong nghiên cứu đã cho thấy rằng dù hút cần sa chỉ một lần mỗi tháng dẫn tới :

- Tăng 4 lần khả năng bỏ tiết học;

- Tăng 2 đến 4 lần khả năng bỏ bê bài tập về nhà; và

- Giảm một nửa khả năng kiếm điểm tốt như người không hút thuốc.

Ngoài ra các hậu quả có thể kể tới như :

• Các vấn đề về hô hấp

• Giảm chỉ số IQ

• Mất trí nhớ

• Các khiếm khuyết nhận thức khác.

Điều quan trọng là các gia đình phải nhận ra sự cấp thiết của việc can thiệp sớm khi đề cập đến lạm dụng cần sa và rượu. Tìm kiếm phương pháp ngăn chặn sớm hơn có thể hạn chế những tác động lạm dụng chất có thể có lên thanh thiếu niên. Đồng thời là phương pháp giáo dục cũng rất quan trọng và có lợi trong bảo vệ những người trẻ khỏi tác hại của các loại chất gây nghiện.

Trực tiếp vấn  điều trị nghiện rượunghiện heroinnghiện game, nghiện cờ bạctrầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượucần sa, cỏ Mỹma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến , Bác Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.