Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Giúp đỡ người nghiện rượu bỏ rượu - yêu cầu người đó ngừng uống rượu

Chứng kiến cuộc đời của một người bạn hoặc thành viên gia đình bị hủy hoại bởi chứng nghiện rượu là điều gây đau khổ và tức giận vô cùng. Thường thì người đó cần phải tham gia chương trình phục hồi để nhận được sự giúp đỡ với chứng nghiện rượu. Nếu cần giúp đỡ, đầu tiên bạn cần xác định liệu đối phương có thật sự là người nghiện rượu hay không. Sau đó, giúp họ tìm kiếm sự điều trị phù hợp.

1. Chú ý đến dấu hiệu của chứng nghiện rượu. Người có "vấn đề về rượu" có thể vẫn chưa vượt qua giới hạn để bước vào chứng nghiện rượu hoàn toàn. Vấn đề về rượu có thể được nhận ra và vượt qua bởi chính họ, song chứng nghiện rượu lại là một căn bệnh không thể được chữa khỏi. Điều này cần có sự can thiệp từ bên ngoài nhằm kiểm soát nó. Người nghiện rượu thường có những biểu hiện sau:

• Vấn đề ở công sở và trường học, như là đến trễ hoặc hầu như vắng mặt bởi vì dư vị khó chịu sau khi uống rượu say.

• Thường xuyên mất ý thức sau khi uống quá nhiều rượu.

• Vấn đề pháp luật do uống rượu, như là bị bắt giữ vì say rượu ở nơi công cộng hoặc lái xe khi say.

• Không thể bỏ lại một ly rượu đầy phân nửa hoặc luôn có rượu bên cạnh dù không uống.

• Tạo thời khóa biểu để uống rượu và luôn bị váng vất khi uống say.

• Mối quan hệ đã bị tổn hại do rượu.

• Thèm rượu vào buổi sáng và trải nghiệm những triệu chứng lên cơn nghiện khi không được uống rượu.

2. Luyện tập điều bạn định nói. Một khi bạn đã quyết định nói chuyện với đối phương về thói quen uống rượu của anh ấy/cô ấy, hãy luyện tập chính xác điều mà bạn sẽ nói. Nói ngắn gọn, chi tiết, và không phê phán. Điều này sẽ ngăn đối phương khỏi việc lảng tránh nếu bạn nói quá dài dòng và ngăn họ khỏi cảm giác như thể bạn đang xúc phạm họ, khiến họ tổn thương về mặt tình cảm.

• Cố gắng ghi nhớ một vài câu chủ chốt có tầm quan trọng với bạn. Ví dụ, bạn có thể nói, "Em yêu anh và em lo lắng là anh đang tổn hại sức khỏe bằng những cuộc chè chén say sưa vào dịp cuối tuần. Em sẽ ủng hộ anh tìm giúp đỡ khi cần".

• Cũng hữu ích để có một nhóm bạn đáng tin cậy giúp bạn trò chuyện với người yêu của mình. Tuy nhiên, hãy thận trọng để họ không cảm thấy bị xúc phạm, tổn thương.

3. Trò chuyện với đối phương. Nếu bạn đã phát hiện ra một số dấu hiệu của chứng nghiện rượu, hãy có một cuộc trò chuyện với đối phương và nói với họ rằng bạn đang lo lắng. Giải thích rằng hành vi của họ đang ảnh hưởng đến người khác và đã đến lúc ngừng uống rượu vì lợi ích của riêng họ và lợi ích cho gia đình. Nói với họ về vấn đề mà việc uống rượu đang gây ra.

• Chọn thời điểm trò chuyện khi đối phương không uống rượu. Nói vào buổi sáng thường là lúc tốt nhất. Cũng ổn để tâm sự khi họ đang cảm thấy buồn nôn, khó chịu sau khi uống say. Chỉ ra sự thật rằng họ đang làm hại cơ thể mình khi khiến nó mệt mỏi ngày này sang ngày khác.

• Chuẩn bị đối mặt với sự phủ nhận. Người nghiện rượu thường hay phủ nhận rằng có vấn đề với việc uống rượu của họ. Anh ấy/cô ấy có xu hướng không thừa nhận vấn đề, hoặc cũng không nghiêm túc cân nhắc nó cho tới khi họ sẵn sàng. Trong khi bạn nên tiếp tục nổ lực chỉ ra sự thật và thực tế cho đối phương biết, hãy chuẩn bị đối mặt với thực tế rằng dường như vẫn chưa đúng lúc.

4. Tránh tranh luận, phê phán, hoặc rầy la. Khi bạn trò chuyện với đối phương về thói quen uống rượu, đừng bắt đầu bằng việc buộc tội hoặc phê phán họ. Tránh liên tục rầy la về vấn đề uống rượu, bởi vì điều này có nguy cơ khiến sự việc thêm tệ hại. Tranh cãi sẽ khiến đối phương thấy khó khăn hơn để mở lòng với bạn về nguyên nhân họ uống rượu.

• Cẩn trọng rằng điều này có nguy cơ gây ra sự tấn công cá nhân hoặc sự chỉ trích nhằm vào cá nhân. Một phần trong lời biện hộ của người nghiện rượu chống lại việc thừa nhận đầy đủ hậu quả tiêu cực mà hành vi của họ đang gây ra là thường khiến người khác trở thành lý do mà họ uống rượu. Do đó, thường thì bất kỳ lời bình luận rằng có vấn đề gì đó đều sẽ được cho là "vấn đề" chính là sự việc (như là công việc hoặc vợ/chồng), chứ không phải bản thân người đó.

• Cố gắng lắng nghe chân thành và biết suy luận hợp lý. Tất nhiên, điều này nói thì dễ hơn làm. Song thật khó để nổi giận với ai đó mà tỏ ra dễ chịu, biết chấp nhận, và thành thật.

• Bạn không cần phải chấp nhận sự đổ lỗi hoặc lạm dụng. Ranh giới lành mạnh có tầm quan trọng trong việc đối phó với người nghiện rượu, vì thường thì đây là điều thiếu sót ở người đang đối mặt với vấn đề uống rượu. Thậm chí nếu có nhiều vấn đề góp phần gây ra vấn đề uống rượu (chẳng hạn, vấn đề tình cảm), 'bạn thực sự không gây ra chứng nghiện rượu'. Cũng không chấp nhận kiểu hành động theo cách tàn nhẫn, lôi kéo, vô trách nhiệm, hoặc ngược đãi.

• Bạn có tất cả quyền để rời đi hoặc tránh xa người nghiện rượu mà hành động theo cách tệ hại đó.

• Điều này không phải là "trở nên hèn hạ" hoặc "bỏ rơi" đối phương. Nếu người nghiện rượu không đối mặt rằng hành vi như thế có hậu quả tiêu cực đến cuộc sống của họ, thì họ sẽ có khuynh hướng tiếp tục uống rượu.

5. Cố gắng thấu hiểu đối phương. Khi bạn đang trò chuyện về việc uống rượu, đảm bảo tìm hiểu liệu có vấn đề hoặc sự việc nào làm cho họ căng thẳng, khiến họ tìm đến rượu. Bạn cũng nên khám phá liệu đối phương có một hệ thống người hỗ trợ tốt. Nếu họ không có, thì có thể bạn muốn đề nghị tạo một nhóm giúp đỡ họ.

• Có thể đối phương không muốn thảo luận về vấn đề dẫn đến việc uống rượu hoặc có thể phủ nhận là có vấn đề gì đó.

• Tuy nhiên, hiểu rằng uống rượu cơ bản làm thay đổi con người, ý ở đây thường là thật khó mà biết được đâu là con người thật bên trong, và đâu là con người vì uống rượu tạo nên.

• Rượu có thể gây ra hành vi không hợp lý, khả năng đưa ra quyết định kém, và lối suy nghĩ mơ hồ. Điều này có thể vẫn tiếp tục cho tới khi người nghiện rượu không uống rượu vào thời điểm hiện tại. Việc hỏi một người nghiện rượu "sao anh lại làm thế?" có thể không mang lại câu trả lời hữu ích. "Câu trả lời" có thể chỉ đơn giản là "bởi vì nghiện rượu".

• Cũng bình thường nếu bạn vẫn chưa hiểu được. Có thể là bạn không có khả năng, và bạn không phải ở vị trí tốt nhất để làm điều đó. Yêu thương đối phương nhiều không có nghĩa là bạn có thể điều chỉnh họ. Ví dụ:

• Một đứa trẻ 14 tuổi có thể không hiểu thế giới theo cách của người 41 tuổi.

• Một người đã không có mặt ở trận chiến không thể hoàn toàn hiểu được sẽ ra sao khi chứng kiến chiến hữu hi sinh trên chiến trường.

6. Đừng cố ép buộc đối phương chấm dứt uống rượu. Nghiện rượu là căn bệnh phức tạp, và một trong những khó khăn là bản chất nghịch lý của nó; "ép buộc hoặc cố làm đối phương xấu hổ ở đúng mức thường thì không hiệu quả". Thực tế thì, điều này thực sự có thể khiến họ uống rượu nhiều hơn.

• Bạn cần hiểu rằng bạn không thể ngăn đối phương uống rượu. Song bạn có thể đề nghị và hỗ trợ đối phương tìm kiếm sự giúp đỡ.

• Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn giúp họ có rượu uống, hoặc tha thứ cho việc họ uống rượu.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038