Rất khó phân biệt giữa mệt mỏi hàng ngày và mệt mỏi do trầm cảm. Liệu trầm cảm có gây mệt mỏi không? Tại sao trầm cảm gây mệt mỏi? Trầm cảm là một căn bệnh phức tạp do nhiều nguyên nhân bao gồm di truyền, tình trạng bệnh lý, các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và hóa chất trong não. Trầm cảm liên quan đến những thay đổi chất dẫn truyền thần kinh (dopamin, norepinephrine và serotonin) đóng vai trò điều chỉnh mức năng lượng, giấc ngủ, sự thèm ăn, động lực và niềm vui.
Trầm cảm ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ, dẫn đến khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, hay thức dậy quá sớm. Theo đó, trầm cảm ảnh hưởng đến động cơ hoạt động. Nhiệm vụ đơn giản có thể khiến ta kiệt sức cả về thể chất và tinh thần. Chào hỏi đồng nghiệp, chuẩn bị đi làm hoặc mua đồ tạp hóa có thể là nỗi sợ hãi khủng khiếp đối với người mắc chứng trầm cảm. Ngoài ra, trầm cảm có thể gây tình trạng 'não mù mịt', gây khó khăn cho việc đưa ra quyết định hoặc tập trung vào nhiệm vụ.
Khi các triệu chứng này kết hợp lại, sẽ xuất hiện sự mệt mỏi do trầm cảm. Các triệu chứng khác của trầm cảm như buồn bã và trống rỗng càng làm trầm trọng thêm cảm giác mệt mỏi.
Những người mắc trầm cảm dù có ngủ bao nhiêu đi nữa, vẫn không bao giờ cảm thấy được nghỉ ngơi. Họ khó rời khỏi giường vào buổi sáng hoặc khó thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn tắm rửa hoặc làm việc nhà.
Mệt mỏi, cảm giác kiệt sức là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Mặc dù năng lượng xuống thấp và mệt mỏi có thể liên quan đến ngủ kém, nhưng nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ giữa trầm cảm và mệt mỏi phức tạp hơn.
Mệt mỏi không chỉ là một trong số các triệu chứng thể chất hay gặp nhất của trầm cảm mà còn có xu hướng khó điều trị hơn. Nghiên cứu từ năm 2010 cho thấy ngay cả khi đã được dùng thuốc chống trầm cảm, tình trạng mệt mỏi vẫn tiếp diễn ở khoảng 80% những người mắc trầm cảm nặng.
Nếu tình trạng mệt mỏi không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng khác, bao gồm thu rút xã hội và bỏ việc. Do đó, giải quyết thỏa đáng sự mệt mỏi là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị hiệu quả cho những người mắc bệnh trầm cảm.
Đối phó với sự mệt mỏi do trầm cảm
Tập thể dục
Nói chuyện với bác sĩ
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Các thói quen lành mạnh bao gồm: Tập thể dục thường xuyên, tránh ăn nhiều bữa gần giờ đi ngủ, thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, giới hạn thời gian sử dụng thiết bị trong những giờ trước khi đi ngủ, hạn chế ngủ trưa trong ngày, tránh uống rượu và caffein gần giờ đi ngủ, để máy tính xách tay, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác bên ngoài phòng ngủ, chế độ ăn uống cân bằng.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.