-
Tự đánh giá khả năng nhận trợ giúp xã hội
Sự động viên đến từ xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc của mỗi người. Có sự giúp đỡ bằng vật chất, có sự giúp đỡ bằng tinh thần, như sự tôn trọng, cổ vũ, thấu hiểu,...Những sự giúp đỡ này có quan hệ mật thiết với cảm nhận chủ quan của một người.
Xem chi tiết -
Tổng quan về tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một bệnh lý về não do những biến đổi sinh học phức tạp, do chịu tác động mạnh từ môi trường, do tâm lý xã hội không thuận lợi. Điều trị cần kết hợp thuốc chống loạn thần và can thiệp về tâm lý.
Xem chi tiết -
Người bệnh tâm thần trông thế nào?
Đây là câu hỏi bẫy. Không ai có gương mặt của bệnh lý tâm thần cả, bất kể tuổi tác, giới tính, chủng tộc và tình trạng kinh tế như thế nào. Bệnh tâm thần rất phổ biến và rất vô hình. Nhiều số liệu thống kê cho thấy khoảng 25 % dân số mắc bệnh tâm thần.
Xem chi tiết -
Phân biệt tâm thần phân liệt với các bệnh tương tự
Không ai tự mình chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt. Bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần sẽ chẩn đoán chính xác bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm hiểu một số đặc điểm bệnh để có cái nhìn rõ hơn về chứng tâm thần phân liệt và xác định xem mình có nguy cơ hay không. Rối loạn phải xảy ra ít nhất 6 tháng, và nhiều thông tin khác.
Xem chi tiết -
Nghi ngờ có bệnh tâm thần phân liệt, phải làm sao?
Có những điều mà bản thân mình rất khó nhận ra, chẳng hạn như hiện tượng hoang tưởng. Do đó bạn cần nhờ người thân và bạn bè xác định xem mình có đang biểu hiện những triệu chứng này hay không.Bạn nên ghi nhật ký, bạn sẽ đánh giá được các triệu chứng này xảy ra thường xuyên thế nào, đồng thời đó cũng là dữ liệu cung cấp thêm cho chuyên gia khi bạn nhờ họ chẩn đoán.
Xem chi tiết -
Nhận biết nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt
Viết ra giấy tất cả các triệu chứng của bạn, và nhờ bạn bè hay người nhà quan sát xem mình có thay đổi gì về hành vi hay không. Thành thật với bác sĩ về các triệu chứng. Quan trọng phải chia sẻ cho người xung quanh biết tất cả triệu chứng và trải nghiệm của mình. Bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần có nhiệm vụ giúp đỡ người bệnh chứ không hề phán xét.
Xem chi tiết -
Tìm hiểu những phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt
Đừng trì hoãn trong việc chữa trị bệnh tâm thần phân liệt. Nếu chưa được chẩn đoán chính thức, bạn hãy đến chuyên gia y tế càng sớm càng tốt để được điều trị ngay khi nhận ra các triệu chứng. Điều trị càng sớm thì kết quả càng khả quan. Người mắc bệnh tâm thần phân liệt, sống một cuộc sống bình thường và hạnh phúc quả là không dễ dàng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không thể.
Xem chi tiết -
Kiểm soát cuộc sống khi mắc bệnh tâm thần phân liệt
Tuân thủ việc uống thuốc.Cố gắng chấp nhận căn bệnh của mình. Tự nhủ rằng có nhiều cách để có một cuộc sống bình thường.Tránh các tác nhân kích thích. Tập thể dục thường xuyên. Ngủ đủ giấc. Ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thử dùng các phương pháp nhận thức. Cố gắng giữ cho mình bận rộn. Cố gắng giữ cho mình bận rộn. Những gợi ý tuyệt vời dành cho người bệnh tâm thần phân liệt
Xem chi tiết -
Người bệnh tâm thần phân liệt luôn cần được hỗ trợ
Sống với bệnh tâm thần phân liệt không hẳn là thảm họa như nhiều người lầm tưởng. Mặc dù đây là một chứng bệnh gây khó khăn cho người bệnh và cả gia đình, nhưng cuộc sống của người bệnh không phải thay đổi quá nhiều vì căn bệnh. Bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn, miễn là bạn chấp nhận điều đang xảy ra và sẵn sàng tuân thủ phác đồ điều trị.
Xem chi tiết -
Những điều cần lưu ý khi nói chuyện với người tâm thần phân liệt
Cứ năm người tâm thần phân liệt thì có bốn người xuất hiện ảo giác, do đó bạn cần lưu ý rằng người đó có thể đang trải qua ảo giác trong khi bạn đang nói chuyện.Giữ sự điềm tĩnh và không phản ứng. Người mắc chứng tâm thần phân liệt sẽ có hành vi và lời nói khó hiểu hoặc vô nghĩa. Bạn đừng cười, coi thường hoặc chế giễu những lập luận hoặc lý lẽ sai lạc của họ. Có kế hoạch rút lui hoặc gọi cảnh sát nếu bạn thực sự cảm thấy bị đe dọa hoặc rơi vào tình thế nguy hiểm.
Xem chi tiết