Với những người mắc bệnh tâm thần phân liệt, sống một cuộc sống bình thường và hạnh phúc quả là không dễ dàng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không thể.
Bắt đầu ngay từ sớm. Chúng ta đừng trì hoãn việc chữa trị bệnh tâm thần phân liệt. Nếu chưa được chẩn đoán chính thức, hãy đến gặp chuyên gia y tế càng sớm càng tốt để được điều trị ngay khi nhận ra các triệu chứng. Việc điều trị bắt đầu càng sớm thì kết quả càng khả quan. Ở nam giới, các triệu chứng thường bắt đầu từ khi còn rất trẻ đến giữa độ tuổi hai mươi, trong khi nữ thường xuất hiện các triệu chứng ở cuối độ tuổi 20. Các dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt có thể bao gồm:
• Cảm giác ngờ vực.
• Các suy nghĩ bất thường hoặc lạ lùng, ví dụ như tin rằng người bên cạnh đang muốn hại chúng ta.
• Xuất hiện các ảo giác hoặc thay đổi trải nghiệm của các giác quan; ví dụ như nhìn, nếm, ngửi, nghe hoặc cảm thấy những thứ mà người khác không thấy trong cùng tình huống đó.
• Suy nghĩ hoặc lời nói lộn xộn.
• Những triệu chứng “tiêu cực” (sút kém trong hành vi hoặc chức năng cụ thể) như thiếu cảm xúc, thiếu sự giao tiếp bằng mắt, thiếu sự biểu lộ trên nét mặt, không giữ vệ sinh và/hoặc thu mình lại.
• Hành vi vận động bất thường và rối loạn, chẳng hạn như có dáng điệu kỳ quặc hoặc những cử động vô nghĩa hay thái quá
Tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ. Có nhiều yếu tố khiến một người có nguy cơ cao mắc bệnh tâm thần phân liệt:
• Tiền sử gia đình có bệnh tâm thần phân liệt.
• Dùng các chất kích thích khi còn trẻ.
• Trải qua tình trạng đặc biệt nào đó khi còn trong bụng mẹ như phơi nhiễm virus hoặc chất độc.
• Gia tăng kích hoạt hệ thống miễn dịch do các tình trạng như sưng viêm.
Gặp bác sĩ để được điều trị. Bệnh tâm thần phân liệt không thể tự khỏi. Việc điều trị sẽ là một phần thiết yếu trong cuộc sống của bạn, và việc lập ra kế hoạch điều trị sẽ giúp chúng ta biến việc điều trị thành một phần trong các hoạt động thường ngày của mình. Để lên kế hoạch điều trị, hãy trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc và liệu pháp thích hợp nhất cho trường hợp của chúng ta.
• Nhớ rằng mỗi người là một trường hợp khác nhau. Không phải mọi loại thuốc và cách trị liệu đều có tác dụng cho tất cả mọi người, do đó chúng ta cần tiếp tục tìm cách điều trị có tác dụng nhất đối với mình.
Hỏi bác sĩ về các loại thuốc bạn có thể lựa chọn. Đừng cố thử tìm thuốc trên internet. Có quá nhiều thông tin trên mạng, và không phải tất cả đều chính xác. Chúng ta nên nói chuyện với bác sĩ, vì chỉ bác sĩ mới có khả năng xác định những loại thuốc nào thích hợp nhất để điều trị cho chúng ta. Các triệu chứng, độ tuổi và tiền sử bệnh à những yếu tố để tìm ra cách điều trị đúng.
• Nếu thấy khó chịu với các loại thuốc đang dùng, chúng ta cần cho bác sĩ biết. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc cho thử dùng một loại thuốc khác.
• Các thuốc thông dụng để điều trị bệnh tâm thần phân liệt là thuốc chống loạn thần, tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và serotonin.
• Các thuốc chống loạn thần không điển hình thường có ít tác dụng phụ hơn, do đó thường được ưa chuộng hơn, bao gồm:
• Aripiprazole (Abilify)
• Asenapine (Saphris)
• Clozapine (Clozaril)
• Iloperidone (Fanapt)
• Lurasidone (Latuda)
• Olanzapine (Zyprexa)
• Paliperidone (Invega)
• Quetiapine (Seroquel)
• Risperidone (Risperdal)
• Ziprasidone (Geodon)
• Các thuốc chống loạn thần thế hệ thứ nhất thường có nhiều tác dụng phụ hơn (một số tác dụng phụ có thể gây hậu quá vĩnh viễn), và thường rẻ hơn. Các loại thuốc chống loạn thần thế hệ thứ nhất gồm:
• Chlorpromazine (Thorazine)
• Fluphenazine (Prolixin, Modecate)
• Haloperidol (Haldol)
• Perphenazine (Trilafon)
Thử dùng tâm lý trị liệu. Liệu pháp tâm lý có thể giúp chúng ta tuân thủ phác đồ điều trị, qua đó mà có thể hiểu rõ bản thân và tình trạng của mình hơn. Hỏi bác sĩ để biết hình thức tâm lý trị liệu nào là phù hợp nhất với mình. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng chỉ riêng liệu pháp tâm lý không thể chữa khỏi bệnh tâm thần phân liệt. Một số hình thức phổ biến của tâm lý trị liệu là:
• Trị liệu tâm lý cá nhân: Với liệu pháp này, bạn sẽ gặp riêng chuyên gia trị liệu để trao đổi về cảm giác của chúng ta, những vấn đề mà chúng ta có thể đối mặt, các mối quan hệ và các đề tài khác. Chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn chúng ta đối phó với những vấn đề xảy ra hàng ngày trong cuộc sống và hiểu rõ tình trạng của chúng ta hơn.
• Liệu pháp gia đình: Ở hình thức trị liệu này, chúng ta và các thành viên thân thiết trong gia đình cùng tham gia trị liệu, qua đó mọi người có thể hiểu về tình trạng của chúng ta để giao tiếp và tương tác với nhau một cách hiệu quả hơn.
• Liệu pháp nhận thức là cách điều trị hữu ích cho người mắc bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, sự kết hợp của tâm lý trị liệu và thuốc men là phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị bệnh tâm thần phân liệt.
Cân nhắc về liệu pháp cộng đồng. Nếu vào bệnh viện để điều trị bệnh, bạn có thể nghĩ đến liệu pháp cộng đồng. Liệu pháp này sẽ giúp bạn xây dựng lại bản thân mình trong cộng đồng, tiếp nhận sự hỗ trợ cần thiết, đồng thời phát triển những thói quen hàng ngày và tương tác xã hội.
• Liệu pháp cộng đồng bao gồm một đội ngũ các chuyên gia nhiều ngành với các hình thức đánh giá và can thiệp khác nhau. Đội ngũ này có thể bao gồm chuyên gia trị liệu về lạm dụng chất, chuyên gia phục hồi nghề nghiệp và điều dưỡng viên.
• Chúng ta có thể tìm trên internet hoặc hỏi bác sĩ để tìm cơ hội điều trị bằng liệu pháp cộng đồng gần nơi bạn ở.
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.