Người ta vẫn đang tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố có quan hệ với quá trình phát triển của nguyên nhân dẫn tới bệnh tâm thần phân liệt, nhưng nguyên nhân chính xác là gì thì vẫn chưa rõ.
• Thảo luận tiền sử bệnh của gia đình với bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khỏe tâm thần.
Xem xét những người trong họ hàng có ai từng mắc bệnh tâm thần phân liệt hay một chứng bệnh rối loạn tương tự. Ít nhất thì căn bệnh này cũng có phần nào mang tính di truyền. Chúng ta có rủi ro mắc tâm thần phân liệt cao hơn 10% nếu có ít nhất một thành viên “cấp một” trong gia đình (như bố mẹ hoặc anh em ruột) mắc bệnh này.
• Nếu gia đình có anh em sinh đôi hoặc cả hai bố mẹ đều được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt thì nguy cơ sẽ cao hơn từ 40-65%.
• Tuy nhiên, khoảng 60% những người được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt không có người thân cận huyết bị tâm thần phân liệt.
• Nếu một thành viên khác trong gia đình hoặc chính bản thân chúng ta mắc rối loạn tương tự tâm thần phân liệt, chẳng hạn như rối loạn ảo giác, thì có thể nguy cơ mắc tâm thần phân liệt cao hơn.
Xác định xem bạn có tiếp xúc với rủi ro nào đó khi còn trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh tiếp xúc với các loại virus, độc tố hoặc suy dinh dưỡng khi còn là thai nhi sẽ dễ mắc bệnh tâm thần phân liệt hơn. Điều này càng đúng nếu rủi ro đó xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai của thai kỳ.
• Tình trạng thiếu ôxi trong lúc sinh cũng khiến trẻ sơ sinh dễ mắc tâm thần phân liệt hơn.
• Trẻ sơ sinh ra đời ở những vùng đang diễn ra nạn đói có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp hai lần, có lẽ vì phụ nữ không nhận đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai.
Chú ý đến tuổi của người cha. Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa tuổi của người cha và nguy cơ phát triển bệnh tâm thần phân liệt. Trong đó có một nghiên cứu chứng minh trẻ sơ sinh có cha từ 50 tuổi trở lên lúc mới sinh có rủi ro mắc bệnh này cao hơn 3 lần so với trẻ có cha từ 25 tuổi trở xuống.
• Người ta cho rằng có lẽ là vì khi tuổi của nam giới càng cao thì tinh trùng của họ càng có nguy cơ đột biến cao hơn.
Lời khuyên
• Viết ra giấy tất cả các triệu chứng của bạn, và nhờ bạn bè hay người nhà quan sát xem mình có thay đổi gì về hành vi hay không.
• Thành thật với bác sĩ về các triệu chứng. Điều quan trọng là chúng ta phải chia sẻ cho họ biết tất cả triệu chứng và trải nghiệm của mình. Bác sĩ và chuyên gia sức khỏe tâm thần không phải ở đó để phán xét gì chúng ta cả, mà nhiệm vụ của bác sĩ là giúp đỡ chúng ta.
• Nhớ rằng có nhiều yếu tố xã hội và văn hóa góp phần tác động vào cách chúng ta nhìn nhận về bệnh tâm thần phân liệt. Trước khi đi gặp bác sĩ tâm thần chúng ta nên nghiên cứu thêm về lịch sử chẩn đoán bệnh tâm thần và cách điệu trị tâm thần phân liệt.
Cảnh báo
• Không tự xử lý triệu chứng của mình bằng thuốc, rượu bia hoặc ma túy. Việc này khiến tình hình thêm trầm trọng và tiềm ẩn khả năng gây hại hay giết chết chúng ta.
• Bài viết này chỉ đơn thuần cung cấp thông tin y khoa, không nhằm mục đích chẩn đoán hay điều trị bệnh. Chúng ta không thể tự mình chẩn đoán tâm thần phân liệt, vì đó là một vấn đề y khoa nghiêm trọng nên cần phải có chuyên gia chẩn đoán và điều trị.
• Giống như bất kì căn bệnh nào khác, nếu càng sớm chẩn đoán và tìm cách điều trị thì cơ hội khỏi bệnh càng cao.
• Bệnh tâm thần phân liệt không có “cách trị” nào phù hợp cho tất cả mọi người, cần thận trọng với những phương pháp điều trị hay những người cố thuyết phục rằng họ có thể “chữa bệnh” cho chúng ta, đặc biệt nếu họ cam đoan bệnh sẽ dễ dàng chữa khỏi.
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.