Nhờ bạn bè và gia đình giúp đỡ. Có những điều mà bản thân mình rất khó nhận ra, chẳng hạn như hiện tượng hoang tưởng. Do đó chúng ta cần nhờ người thân và bạn bè xác định xem bản thân có đang biểu hiện những triệu chứng này hay không.
Viết nhật ký. Bắt đầu viết nhật ký khi chúng ta cho rằng mình đang bị ảo giác hay có các triệu chứng khác. Theo dõi những gì xảy ra ngay trước đó và trong khi ta gặp tình trạng này. Như vậy ta sẽ đánh giá được các triệu chứng này xảy ra thường xuyên thế nào, đồng thời đó cũng là dữ liệu cung cấp thêm cho chuyên gia khi chúng ta nhờ chuyên gia chẩn đoán.
Chú ý đến hành vi bất thường. Đặc biệt ở trẻ vị thành niên, bệnh tâm thần phân liệt có thể tiến triển chậm chạp trong thời gian từ 6-9 tháng. Nếu bạn thấy mình đang có cách ứng xử khác thường và không hiểu lý do vì sao thì nên nói chuyện với bác sĩ tâm thần. Không “phớt lờ” những hành vi này như là chẳng có gì xảy ra, đặc biệt nếu chúng rất khác thường hoặc đang làm chúng ta căng thẳng hay rối loạn chức năng. Các thay đổi này là dấu hiệu của điều gì đó không ổn. Có thể đó không phải là bệnh tâm thần phân liệt nhưng cần phải xem xét.
Khám sàng lọc. Kiểm tra trực tuyến không thể cho chung ta biết bản thân có mắc tâm thần phân liệt hay không. Chỉ có bác sĩ lâm sàng mới đưa ra được chẩn đoán chính xác sau khi khám, kiểm nghiệm và phỏng vấn. Tuy nhiên, một bảng câu hỏi tốt dùng để tầm soát bệnh có thể giúp chúng ta nhận ra bản thân đang mắc những triệu chứng nào, và đánh giá xem đó có phải dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt hay không.
Nói chuyện với chuyên gia. Nếu lo lắng bản thân mắc bệnh tâm thần phân liệt thì nên nói chuyện với một bác sĩ hay chuyên viên trị liệu. Thông thường thì chúng ta không đủ kiến thức chuyên môn để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, nhưng bác sĩ hay chuyên viên trị liệu tổng quát có thể giúp chúng ta hiểu hơn về căn bệnh này và cân nhắc có nên tới bác sĩ chuyên khoa tâm thần hay không.
• Bác sĩ cũng giúp chúng ta loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng đó, như chấn thương hoặc bệnh khác.
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.