Cho dù được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt, bạn cũng đừng tuyệt vọng. Thay vì thế, bạn hãy khai thác sức mạnh bên trong mình và đối mặt với hoàn cảnh phía trước. Bài này còn bao gồm các thông tin hướng dẫn làm sao để sống cùng với người mắc bệnh tâm thần phân liệt.
Ở bên cạnh những người hiểu bạn nhất. Bạn nên ở bên cạnh người có thể hiểu những gì bạn đang trải qua, nhờ đó bạn không bị căng thẳng vì phải giải thích căn bệnh của mình với một người không quen thuộc. Hãy dành nhiều thời gian cho người biết thông cảm, trung thực và chân thành.
• Tránh những người thiếu nhạy cảm với những điều bạn đang trải qua hoặc người có thể khiến bạn căng thẳng.
Cố gắng không rụt rè tránh né giao tiếp xã hội. Có thể bạn cảm thấy khó tập trung năng lượng và giữ bình tĩnh để giao tiếp với mọi người trong các tình huống xã hội, nhưng việc tương tác là cần thiết. Con người là sinh vật cần sống trong môi trường xã hội, và khi đó não của chúng ta sẽ giải phóng các hóa chất có thể giúp chúng ta cảm thấy an toàn và hạnh phúc.
• Thu xếp thời gian làm những điều bạn cảm thấy hứng thú cùng những người mà bạn quý mến.
Bộc lộ cảm xúc và những nỗi sợ hãi của bạn với người đáng tin cậy. Bệnh tâm thần phân liệt có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn, do đó bạn có thể đẩy lùi cảm giác này khi tâm sự với một người bạn thân về những điều mà bạn đang trải qua. Việc chia sẻ những trải nghiệm và cảm xúc của bạn có thể rất có hiệu quả trong việc chữa bệnh và giải tỏa áp lực.
• Bạn nên chia sẻ những trải nghiệm của mình, cho dù người nghe không có lời khuyên nào cho bạn. Bạn có thể bình tĩnh và tự chủ hơn chỉ bằng cách nói lên những suy nghĩ và cảm xúc của mình,
Gia nhập một nhóm hỗ trợ. Việc gia nhập nhóm hỗ trợ đem lại nhiều lợi ích trong quá trình chấp nhận bệnh tâm thần phân liệt là một phần trong cuộc sống của bạn. Khi hiểu rằng những người khác cũng có các vấn đề như mình và tìm được cách để đối phó, bạn có thể hiểu rõ hơn và chấp nhận tình trạng của bạn.
• Tham gia vào nhóm hỗ trợ cũng có thể giúp bạn tự tin hơn về những khả năng của chính mình, bớt sợ hãi về chứng rối loạn này và những tác động của nó lên cuộc sống của bạn.
Lời khuyên
• Sống với bệnh tâm thần phân liệt không hẳn là thảm họa như nhiều người lầm tưởng. Mặc dù đây là một chứng bệnh gây khó khăn cho người bệnh và cả gia đình, nhưng cuộc sống của người bệnh không phải thay đổi quá nhiều vì căn bệnh.
• Bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn, miễn là bạn chấp nhận điều đang xảy ra và sẵn sàng tuân thủ phác đồ điều trị.
Cảnh báo
• Lưu ý rằng bệnh tâm thần phân liệt có tỷ lệ tự sát cao so với người bình thường. Nếu bạn có tư tưởng hoặc ý nghĩ tự sát, bạn cần tìm sự trợ giúp ngay lập tức để đảm bảo an toàn.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038