Chúng ta không nên tự mình chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghi ngờ mình bị tâm thần phân liệt thì có thể tìm hiểu một số đặc điểm bệnh để có cái nhìn rõ hơn về chứng tâm thần phân liệt và xác định xem mình có nguy cơ hay không.
Chú ý xem các triệu chứng đã xuất hiện bao lâu. Để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ hỏi bạn tình trạng rối loạn và các triệu chứng đã xảy ra bao lâu. Nếu đúng là bệnh tâm thần phân liệt thì tình trạng rối loạn phải xảy ra ít nhất 6 tháng.
• Thời gian này phải bao gồm ít nhất 1 tháng diễn ra “tình trạng hoạt động” của các triệu chứng được nói tới trong phần triệu chứng đặc thù, dù yêu cầu 1 tháng này có thể ít đi nếu triệu chứng được điều trị.
• Thời gian 6 tháng cũng có thể bao gồm các giai đoạn xuất hiện triệu chứng “tiền triệu” hay triệu chứng tàn dư. Trong các giai đoạn này, triệu chứng có khi ít mãnh liệt (tức là “yếu ớt”) hoặc có khi chỉ xuất hiện những “triệu chứng tiêu cực” như ít có cảm xúc hay không muốn đụng tay vào bất cứ việc gì.
Loại trừ các căn bệnh có thể là thủ phạm. Rối loạn phân liệt cảm xúc và rối loạn lưỡng cực (hay chứng trầm cảm) cùng với các đặc điểm rối loạn thần kinh có thể tạo ra những triệu chứng rất giống với bệnh tâm thần phân liệt. Các bệnh khác hay những chấn thương thể chất như đột quỵ và khối u cũng gây ra triệu chứng rối loạn tâm thần. Đó là lý do vì sao chúng ta rất cần một chuyên gia lâm sàng về sức khỏe tâm thần giúp đỡ. Chúng ta không thể tự mình phân biệt rạch ròi các triệu chứng này.
• Chuyên gia lâm sàng sẽ hỏi liệu thời điểm vui buồn lẫn lộn hay trầm cảm nặng có xảy ra đồng thời với lúc các triệu chứng đang ở “giai đoạn hoạt động” không.
• Thời điểm trầm cảm nặng bao gồm ít nhất một trong những tình trạng sau trong thời gian tối thiểu 2 tuần: tâm trạng ưu tư hay mất hứng thú, niềm vui trong những việc mà trước đây rất thích. Thời điểm trầm cảm cũng bao gồm những triệu chứng thường xuyên hay gần như lúc nào cũng diễn ra trong khung thời gian đó, chẳng hạn thay đổi cân nặng, bất ngờ đổi thói quen ngủ, mệt mỏi, dễ kích động hoặc trầm lắng, cảm thấy tội lỗi hay vô dụng, khó tập trung và suy nghĩ, thường suy nghĩ về cái chết. Chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ giúp xác định liệu đã từng trải qua thời điểm trầm cảm nặng hay chưa.
• Thời điểm vui buồn lẫn lộn là khoảng thời gian rất dễ nhận biết (thường ít nhất là 1 tuần) khi người bệnh có tâm trạng hưng phấn tăng cao bất thường, dễ nổi nóng hoặc cởi mở. Mọi người đều biết biểu hiện ít nhất 3 triệu chứng khác như ngủ kém, ý tưởng thổi phồng về bản thân, suy nghĩ phù phiếm hoặc thoáng qua, xao nhãng, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động hướng mục tiêu, hoặc tham gia thái quá vào hoạt động vui chơi, đặc biệt những hoạt động có nguy cơ hay tiềm năng gây ra hậu quả tiêu cực.[28] Chuyên gia sức khỏe tâm thần giúp chúng ta xác định liệu đã từng trải qua thời điểm vui buồn lẫn lộn hay chưa.
• Bác sĩ chuyên khoa cũng hỏi xem các thời điểm có tâm trạng này kéo dài bao lâu trong “thời gian hoạt động” của các triệu chứng. Nếu thời điểm có tâm trạng chỉ xảy ra ngắn gọn so với thời gian triệu chứng diễn ra ở giai đoạn cấp tính và di chứng thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt.
Loại trừ nguyên nhân sử dụng chất kích thích. Sử dụng chất kích thích như rượu bia, ma túy có thể gây ra những triệu chứng tương tự bệnh tâm thần phân liệt. Khi chẩn đoán bệnh, chuyên gia lâm sàng phải đảm bảo rằng chứng rối loạn và triệu chứng bạn đang gặp phải không phải do “ảnh hưởng sinh lý học trực tiếp” của chất kích thích, như ma túy và các loại thuốc gây nghiện bất hợp pháp.
• Cho dù hợp pháp nhưng các thuốc kê toa có thể gây ra tác dụng phụ như ảo giác. Bác sĩ lâm sàng sẽ phân biệt được đâu là tác dụng phụ do sử dụng thuốc và đâu là triệu chứng của bệnh.
• Rối loạn sử dụng chất kích thích (thường gọi là “lạm dụng chất kích thích”) hay xảy ra đồng thời với bệnh tâm thần phân liệt. Nhiều người mắc tâm thần phân liệt cố gắng “tự điều trị” triệu chứng của mình bằng thuốc, rượu bia và ma túy. Chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ giúp xác định liệu người bệnh có đang lạm dụng chất kích thích hay không.
Xem xét tình trạng của mình trong mối liên hệ với bệnh Chậm Phát triển Toàn diện hay Rối loạn Phổ Tự kỷ. Đây là một yếu tố khác mà chuyên gia lâm sàng cần xử lý. Chứng chậm phát triển toàn diện hay rối loạn phổ tự kỷ cũng gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh tâm thần phân liệt.
• Nếu thuở nhỏ bạn từng có tiền sử rối loạn phổ tự kỷ hay các bệnh rối loạn về khả năng giao tiếp thì chỉ có thể kết luận về bệnh tâm thần phân liệt khi những ảo tưởng hay ảo giác diễn ra rõ ràng.
Các tiêu chí này không “đảm bảo” bạn bị tâm thần phân liệt. Người ta xem những tiêu chí để kết luận bệnh tâm thần phân liệt và nhiều bệnh tâm thần khác là có nhiều điểm chung. Nghĩa là có nhiều cách lý giải triệu chứng và chúng cũng kết hợp theo nhiều cách khác nhau, và biểu hiện không giống nhau tùy vào quan điểm mỗi người. Rất khó chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt ngay cả đối với chuyên gia đã qua đào tạo.
• Như đã nói ở phần trên, có khả năng các triệu chứng bắt nguồn từ một chấn thương tâm lý, bệnh tật hay do chứng rối loạn nào đó. Chúng ta nên nhờ chuyên gia y tế về sức khỏe tâm thần chẩn đoán chính xác bệnh hay chứng rối loạn của mình.
• Tập tục văn hóa, đặc trưng riêng của mỗi cá nhân và người dân địa phương trong cách suy nghĩ và nói chuyện có thể ảnh hưởng tới nhận định về một hành vi “bình thường”.
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.