Người mắc bệnh tâm thần phân liệt có thể nghe thấy những tiếng nói ảo, có những cảm xúc rối loạn, đôi khi nói những câu khó hiểu hoặc vô nghĩa. Sau đây là những gì bạn có thể làm để nói chuyện tốt hơn với người mắc chứng tâm thần phân liệt.
Nói chuyện chậm rãi, nhưng không ra vẻ hạ cố. Bạn đừng quên rằng người bệnh có thể nghe thấy những tiếng ồn hoặc giọng nói khác như âm thanh nền khi bạn đang nói, và điều đó khiến họ khó hiểu bạn đang nói gì. Vì vậy quan trọng là bạn phải nói rõ ràng, điềm tĩnh và khẽ khàng, vì thần kinh của người tâm thần phân liệt có thể mệt mỏi khi nghe thấy nhiều tiếng nói.
• Những tiếng nói đó có thể đang chỉ trích người bệnh trong khi bạn đang nói.
Lưu ý về những ảo giác. Cứ năm người tâm thần phân liệt thì có bốn người xuất hiện ảo giác, do đó bạn cần lưu ý rằng người đó có thể đang trải qua ảo giác trong khi bạn đang nói chuyện. Có thể họ cho rằng bạn hoặc người hàng xóm, hoặc một thực thể bên ngoài nào đó như cơ quan tình báo trung ương đang khống chế tư tưởng của họ, cũng có thể họ coi bạn như một sứ giả của Chúa trời hoặc bất cứ thứ gì khác.
• Nhận ra các ảo giác đặc trưng để biết những thông tin nào cần lọc ra trong khi nói chuyện.
• Giữ đầu óc cởi mở. Cần nhớ rằng bạn đang nói chuyện với người có thể đang nghĩ mình là người nổi tiếng, là người có quyền lực hoặc vượt lên trên mọi lý lẽ thông thường.
• Cố gắng đồng tình với họ khi nói chuyện, nhưng không chiều theo họ một cách thái quá hoặc tâng bốc họ bằng nhiều lời ca ngợi.
Không bao giờ nói chuyện như thể họ không có mặt ở đó. Bạn đừng bao giờ gạt họ ra ngoài, ngay cả khi họ đang trải qua ảo giác hoặc ảo tưởng. Thông thường họ vẫn có thể nhận thức được điều gì đang xảy ra và bị tổn thương khi thấy bạn nói chuyện như thể họ không hiện diện.
• Nếu muốn nói chuyện với người khác về người tâm thần phân liệt, bạn cần nói theo cách nào đó không khiến họ khó chịu khi nghe thấy, hoặc nói riêng vào lúc khác.
Hỏi những người quen biết người tâm thần phân liệt. Bạn có thể học được cách nói chuyện với người bệnh sao cho phù hợp nhất qua việc hỏi thăm bạn bè và gia đình hoặc người chăm sóc của họ (nếu có thể). Bạn có thể hỏi một số câu như:
• Họ có tiền sử gây hấn nào không?
• Họ có từng bị bắt giữ không?
• Có những ảo giác hoặc ảo tưởng nào đặc biệt mà tôi cần lưu ý?
• Có những phương cách đặc biệt nào tôi nên làm theo trong những tình huống liên quan đến người đó?
Có kế hoạch rút lui. Biết khi nào cần rời khỏi phòng nếu cuộc nói chuyện có dấu hiệu không tốt hoặc nếu bạn cảm thấy không an toàn.
• Cố gắng dự tính trước khi nào bạn cần trấn an và nhẹ nhàng thuyết phục người đó bớt giận hoặc thoát khỏi sự hoang tưởng. Bạn có thể làm một số việc để giúp họ bình tĩnh. Ví dụ, nếu họ nghĩ rằng chính phủ đang theo dõi họ, bạn có thể đề nghị che cửa sổ lại để tránh các thiết bị chụp ảnh/theo dõi.
Sẵn sàng chấp nhận những điều lạ thường. Giữ sự điềm tĩnh và không phản ứng. Người mắc chứng tâm thần phân liệt sẽ có hành vi và lời nói khác với người bình thường. Bạn đừng cười, coi thường hoặc chế giễu những lập luận hoặc lý lẽ sai lạc của họ. Gọi cảnh sát nếu bạn thực sự cảm thấy bị đe dọa hoặc rơi vào tình thế nguy hiểm.
• Nếu bạn hình dung được cuộc sống cùng người mắc chứng rối loạn này, bạn sẽ nhận ra tính nghiêm trọng của tình huống và những vấn đề như thế không thể xem nhẹ.
Khuyến khích họ tiếp tục dùng thuốc. Người bệnh tâm thần phân liệt thường muốn bỏ uống thuốc. Tuy nhiên, việc tiếp tục uống thuốc là rất quan trọng. Khi họ đề cập đến việc ngừng uống thuốc, bạn có thể phản ứng như sau:
• Đề nghị hỏi bác sĩ trước khi quyết định một việc quan trọng như vậy.
• Nhắc nhở rằng hiện giờ họ thấy khá hơn là nhờ uống thuốc, nhưng họ phải tiếp tục uống thuốc nếu muốn giữ được trạng thái đó.
Không tiếp sức cho những ảo giác của họ. Nếu người đó bắt đầu nổi cơn hoang tưởng và nói rằng bạn đang có âm mưu chống lại họ, bạn nên tránh nhìn thẳng vào mắt họ, vì điều này có thể khiến sự hoang tưởng của họ tăng thêm.
• Nếu họ nghĩ rằng bạn đang viết điều gì đó về họ, bạn đừng nhắn tin cho ai trong khi họ đang nhìn bạn.
• Nếu họ cho rằng bạn đang có ý định trộm cắp, bạn nên tránh ở lâu trong phòng hoặc ở trong ngôi nhà đó một mình.
Lời khuyên
• Có một nguồn thông tin tuyệt vời là cuốn The Day the Voices Stopped (tạm dịch: Khi những giọng nói im tiếng) của Ken Steele có thể giúp bạn hiểu những gì mà người mắc bệnh tâm thần phân liệt trải qua và những điều tương phản khi họ đã bình phục.
• Đến thăm người đó và nói chuyện với họ như một người bình thường, bất kể họ đang trong trạng thái nào.
• Không có thái độ kẻ cả hoặc dùng những từ ngữ như nói với trẻ con. Một người trưởng thành mắc chứng tâm thần phân liệt vẫn là người trưởng thành.
• Không mặc nhiên cho rằng ai đó sẽ trở nên bạo lực hoặc đe dọa. Hầu hết những người tâm thần phân liệt và những người mắc các chứng bệnh tâm thần khác không bạo lực hơn những người bình thường nói chung.
• Không tỏ ra hoặc có hành động hoảng sợ khi thấy các triệu chứng xuất hiện.
Cảnh báo
• Nếu có gọi cảnh sát, bạn nhớ nói về tình trạng tâm thần của người đó để cảnh sát biết cách xử lý.
• Bệnh tâm thần phân liệt có tỷ lệ tự sát cao so với phần đông dân chúng. Nếu người bệnh nói rằng họ có thể tự tử, bạn cần tìm sự hỗ trợ ngay lập tức bằng cách gọi cảnh sát hoặc đường dây nóng phòng chống tự sát.
• Luôn nhớ giữ an toàn cho bản thân khi người tâm thần phân liệt đang trải qua ảo giác. Bạn đừng quên rằng đây là chứng bệnh bao gồm sự hoang tưởng và ảo giác, và ngay cả khi người bệnh có vẻ hoàn toàn thân thiện, họ cũng có thể đột ngột tấn công.
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.