Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) là một nhóm bệnh bao gồm ý nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng bức.

Những ý nghĩ ám ảnh hay hành vi cưỡng bức là bền vững theo thời gian và ảnh hưởng rõ ràng tới thói quen, chức năng xã hội nghề nghiệp của bệnh nhân.

Nguyên nhân chính của OCD vẫn chưa được xác định rõ ràng

Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến phát triển của rối loạn này, bao gồm:

Yếu tố di truyền: OCD có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người ta nhận thấy trong bệnh OCD yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng. Những người họ hàng mức độ 1 của bệnh nhân OCD (bố mẹ, anh, chị, em, con) cũng có nguy cơ bị bệnh rất cao so với những người bình thường (cao hơn khoảng 4 lần).

Cơ chế sinh hóa: Rối loạn điều hòa serotonin đơn thuần không giải thích được đầy đủ cơ chế của bệnh OCD. Người ta nhận thấy OCD có sự bất thường vasopressin và oxytocin (giảm nồng độ). Khi điều trị bằng clomipramin thì nồng độ các chất này tăng lên.

Rối loạn điều hòa dopamin cũng được nhận thấy trong bệnh OCD, nhưng vai trò của dopamin chưa được rõ ràng.

Môi trường: Môi trường cũng có thể đóng vai trò trong việc phát triển rối loạn ám ảnh. Những trải nghiệm kinh hoàng hoặc các tình huống căng thẳng có thể góp phần vào việc phát triển OCD.

Sử dụng  các chất kích thích như ma túy đá, thuốc lắc cũng có thể góp phần phát triển OCD.

Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức

Hơn 90% số bệnh nhân có cả ám ảnh và hành vi cưỡng bức. Khoảng 30% ám ảnh chiếm ưu thế, 20% bệnh nhân có cưỡng bức chiếm ưu thế, còn 50% cả ám ảnh và cưỡng bức đều chiếm ưu thế.

Ám ảnh là các ý nghĩ không mong muốn, quá mức, thường gây lo âu và khó chịu.

Ám ảnh có thể là suy nghĩ thôi thúc, sợ hãi liên quan đến bạo lực, tình dục, tôn giáo, sự chán ghét và không cảm xúc.

Ám ảnh là ý nghĩ lặp đi lặp lại làm đứt đoạn ý nghĩ bình thường. Nhiều ám ảnh bao gồm các ý nghĩ khủng khiếp, như là lăng mạ, cưỡng hiếp, giết người hoặc quấy nhiễu tình dục trẻ em.

Ám ảnh sợ hãi thường có nội dung là sợ bệnh và sợ bị lây bệnh. Chúng khác ám ảnh sợ ở chỗ không có các kích thích gây ám ảnh sợ. Các ám ảnh sợ hãi khác thường là sợ gây hại cho người khác như sợ vô ý làm cháy nhà, sợ đâm phải trẻ con khi lái xe. Có bệnh nhân cứ ám ảnh mãi với các suy nghĩ có tính chất cân nhắc như: tay ta đã sạch chưa? Đã khoá cửa chưa? Có chất độc trong nước uống không?

Cưỡng bức đáp ứng các ám ảnh này là rửa tay rất lâu và rất nhiều lần, kiểm tra lại khoá cửa, đổ bình nước uống đi…  Cưỡng bức là hành vi nhằm làm giảm sự khó chịu, nhưng tạo ra áp lực phải thực hiện hành vi cưỡng bức cho bệnh nhân.

Kiểm tra là hành vi bệnh lí, người bệnh cứ kiểm tra đi kiểm tra lại. Ví dụ xem ai lấy xe của mình không, xem cửa đã khoá chưa, xem có nhốt ai trong phòng không…

Chậm chạp là triệu chứng ít gặp hơn rửa tay và kiểm tra. Bệnh nhân mất rất nhiều thời gian để mặc quần áo hoặc chuẩn bị đi ra khỏi nhà. Bệnh nhân có triệu chứng này có lo âu ít hơn so với các ám ảnh và cưỡng bức khác.

Trực tiếp tư vấn MIỄN PHÍ TỪ XA các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.