Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Những kiểu hành vi cưỡng chế thường gặp rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có tên gọi khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức và được viết tắt là OCD, đây là một bệnh lý thần kinh liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh, là một chứng bệnh tâm lý và phổ biến dưới nhiều nhiều dạng khác nhau. Người bệnh mắc chứng OCD thường có những hành vi, suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa để giảm bớt căng thẳng hay lo âu. Với mục đích trấn an tâm trí đang ngập chìm trong suy nghĩ ám ảnh, người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường sẽ phải nghe theo những suy nghĩ ấy và có những hành vi tương ứng. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bệnh lý không được nhiều người quan tâm và thường bỏ qua khiến căn bệnh ngày càng trầm trọng và việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết tình trạng này, tuy nhiên, ranh giới giữa bị bệnh và không bị bệnh thường rất mong manh và còn tùy thuộc vào mức độ của sự rối loạn. Về lâu dài, OCD sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cũng như mọi người xung quanh.

Sau đây là những kiểu hành vi cưỡng chế thông thường của người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

- Hành vi cưỡng chế kiểm tra: Là tình trạng lo lắng bản thân mắc lỗi, dẫn đến việc lặp đi lặp lại hành động kiểm tra để xác nhận không còn sai sót, từ đó làm dịu đi cảm giác lo âu. Ví dụ kiểm tra nhiều lần cửa sổ đã đóng chặt chưa? Bếp đã tắt nguồn chưa? Điều hòa đã tắt chưa?, ...

- Hành vi cưỡng chế làm sạch: Là tình trạng lặp đi lặp lại các hành động làm sạch như rửa tay, tắm giặt, nhằm loại bỏ cảm giác lo lắng bản thân sẽ nhiễm vi rút, vi khuẩn nguy hiểm.Ví dụ người bệnh OCD lúc nào cũng bị ám ảnh rằng trên tay đầy rẫy vi trùng, đây là dấu hiệu phổ biến nhất của căn bệnh này, họ thường xuyên rửa tay và lau chùi kỹ càng bàn tay của mình và lúc nào cũng tỏ ra sợ hãi sự lây lan của mầm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong ngày người bệnh cũng tắm đi tắm lại để loại bỏ nỗi lo lắng cơ thể không may vi khuẩn bám vào.

- Hành vi cưỡng chế xác nhận: Là tình trạng người bệnh nảy sinh nghi ngờ đối với bản thân hoặc những việc mình làm, dẫn đến việc thường xuyên hỏi người khác nhiều lần hoặc yêu cầu người khác xác nhận, bảo đảm với mình nhiều lần, nhằm xóa bỏ mối nghi ngờ và giảm nhẹ cảm giác lo âu.

- Hành vi cưỡng chế mang tính nghi thức: Là những động tác lặp đi lặp lại mà người bệnh nghĩ rằng sẽ giảm bớt được sự bất an. Ví dụ trước khi thi người bệnh không dám cắt tóc lần nào thi cũng vậy người bệnh đều để tóc dài vì nghĩ rằng nếu không làm đúng như thế cắt tóc sẽ làm kiến thức rơi rụng mất.

Ngoài ra còn có một số hành vi cưỡng chế thuộc loại nghi thức về tinh thần như lặng lẽ cầu nguyện hoặc đọc thầm một câu thần chú nếu không làm điều đó người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng bất an.

Những hành vi cưỡng chế đặc biệt cần lưu tâm của người bệnh OCD

- Mặc cảm ngoại hình: Mặc cảm ngoại hình được đặc trưng bởi suy nghĩ dai dẳng rằng cơ thể của một người là hoàn hảo hoặc xấu xí. Những suy nghĩ tiêu cực này, giống như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, có thể gây ra đau khổ nghiêm trọng về cảm xúc và các vấn đề trong hoạt động hàng ngày. Rối loạn này cũng thường được đặc trưng bởi một số hành vi lặp đi lặp lại tương tự như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bao gồm ghiền nặn gãi da, chải chuốt quá mức và tập thể dục quá mức.

- Rối loạn tích trữ: Rối loạn tích trữ là một tình trạng cũng có liên quan chặt chẽ với rối loạn ám ảnh cưỡng chế, là khi một cá nhân không có khả năng hoặc gặp khó khăn dai dẳng trong việc vứt bỏ tài sản. Chứng rối loạn này được đặc trưng bởi sự lo lắng liên quan đến sự chiếm hữu. Khi tích trữ ngày càng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân như mất không gian vật lý, các vấn đề xã hội và nguy hiểm cho sức khỏe do điều kiện vệ sinh không an toàn.

- Vấn đề về mối quan hệ: Sự đồng thời của rối loạn ám ảnh cưỡng chế và lo âu xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của một cá nhân, bao gồm cả hẹn hò và hôn nhân. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế mối quan hệ được đặc trưng bởi những suy nghĩ nghi ngờ dai dẳng về bạn đời của một người. Những điều này có thể liên quan đến mức độ thu hút và câu hỏi về mức độ xứng đáng khi ở bên một cá nhân nhất định. Những loại suy nghĩ dai dẳng này có khả năng gây hại cho một mối quan hệ, nếu không được điều trị.

- Trầm cảm: Nhận thức về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế của một người và thời gian bị “mắc kẹt” trong một số hành vi có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, từ đó dẫn đến trầm cảm.

- Nguy cơ tự tử: Suy nghĩ tự tử cũng phổ biến hơn ở những người sống chung với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nó có thể trở nên suy nhược đến mức mọi người nghĩ rằng cái chết có thể là sự cứu rỗi duy nhất của họ, là lối thoát duy nhất khỏi cơn đau khổ. Suy nghĩ tự tử có xu hướng tăng lên cùng mức độ nặng của bệnh. Người bệnh nào càng nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị thì họ càng có xu hướng bắt đầu nghĩ đến việc tự tử.

Người bệnh nên làm gì?

Nhiều người thỉnh thoảng gặp các triệu chứng ám ảnh hoặc cưỡng chế nhỏ. Nhưng có thể đã đến lúc cần trợ giúp cho rối loạn ám ảnh cưỡng chế nếu:

- Những suy nghĩ ám ảnh hoặc cưỡng chế chiếm hơn một giờ trong ngày

- Những suy nghĩ xâm nhập hoặc nỗ lực của bạn để ngăn chặn chúng gây ra đau khổ

- Các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế làm bạn khó chịu, làm bạn thất vọng hoặc gây ra những phiền muộn khác

- Các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cản trở những việc bạn cần hoặc muốn làm

- Các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và các mối quan hệ của bạn.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng điều quan trọng là những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần được theo dõi về ý định tự tử. Điều này đặc biệt đúng đối với những người mắc các bệnh tâm thần khác và có tiền sử từng cố gắng tự tử. Các nhà nghiên cứu cũng công bố rằng giáo dục cộng đồng, hỗ trợ từ người thân bạn bè và được chăm sóc sức khỏe tâm thần có thể làm giảm sự kỳ thị xung quanh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Điều này cải thiện khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ và giảm nguy cơ tự tử.

Tóm lại, người bệnh mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có hành vi bắt nguồn từ suy nghĩ ám ảnh, khiến họ đau khổ. Lâu dần, những suy nghĩ ám ảnh tích tụ khiến người bệnh cảm thấy trầm uất và có những quyết định không tỉnh táo. Do đó, nếu có nghi ngờ bản thân hoặc người thân có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế thì người bệnh cần đến sự giúp đỡ và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa về sức khỏe tâm thần tránh hậu quả xấu mà bệnh gây ra.

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.