Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Trong cuộc sống thường ngày, một số người không cho phép bản thân mắc bất cứ sai sót nào, họ có yêu cầu cực kỳ cao trong mọi công việc, luôn hy vọng đạt kết quả hoàn hảo nhất. Một khi kết quả không như mong đợi, họ sẽ lập tức bị nhấn chìm trong cảm giác lo lắng, khủng hoảng. Mặc dù trong lòng họ hiểu rõ kể cả khi họ không làm như vậy cũng chẳng có ảnh hưởng gì, song cảm giác lo lắng bất an kia vẫn luôn đeo bám họ, khiến họ không thể thuận theo, từ đó làm ra những hành vi mang tính cưỡng chế, đi ngược lại với nội tâm của mình. Cưỡng chế ở mức độ nhẹ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống, đôi lúc chỉ khiến người bên cạnh cảm thấy khó chịu mà thôi. Tuy nhiên, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế mức độ nghiêm trọng lại khiến người bệnh rơi vào trạng thái khổ sở và lo âu cực độ, ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp, công việc và cả cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của bản thân họ cũng như những người xung quanh.

Vậy, rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì? Tâm lý học định nghĩa “rối loạn ám ảnh cưỡng chế” là những “quan niệm cưỡng chế” hay “ suy nghĩ ám ảnh mang tính cưỡng chế”, dùng để chỉ trạng thái khi một người gặp phải sự vật, sự việc mà họ không muốn gặp, khiến họ thấy không thoải mái, não bộ sẽ lặp đi lặp lại hình ảnh cũng như suy nghĩ nào đó đồng thời muốn cố gắng thoát chúng. Những hành vi mà người bệnh làm để thoát khỏi suy nghĩ đó được gọi là “hành vi cưỡng chế”. Cũng có thể nói, rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một chứng bệnh thần kinh với biểu hiện lâm sàng chủ đạo là tổ hợp của suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế.

Người mắc chứng bệnh này nhìn bề ngoài rất bình thường, không có biểu hiện gì khác biệt so với người khác, tuy nhiên một khi đề cập đến sự việc cụ thể, suy nghĩ ám ảnh cũng như hành vi cưỡng chế của họ sẽ được bộc lộ hết sức rõ ràng và nếu không lập tức xử lý, họ sẽ rơi vào trạng thái lo âu cực độ. Ví dụ có người luôn suy nghĩ về việc mình đã khóa cửa phòng trước khi ra khỏi nhà hay chưa? hoặc mình đã tắt bếp trước khi đi làm chưa? suy nghĩ đó luôn ám ảnh họ một cách cưỡng bức dù họ muốn xua đuổi suy nghĩ đó đi những nó vẫn ám ảnh họ và buộc họ có hành vi một cách cưỡng chế đó là quay lại kiểm tra bếp hoặc khóa cửa.

- Những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế suy nghĩ và hành động của họ đều có những đặc trưng là:

+ Không phải do ngoại cảnh ép buộc, mà do chính những suy nghĩ cũng như hành vi của bản thân người bệnh.

+ Có ít nhất một suy nghĩ hoặc hành vi bị người bệnh áp chế, cho dù mọi nỗ lực không đem lại hiệu quả.

+ Thực hiện một số hành động nhất định chỉ nhằm mục đích giải tỏa căng thẳng, lo âu, hoàn toàn không khiến người bệnh cảm thấy vui vẻ, dù vậy nếu không làm những hành động đó, người bệnh sẽ nảy sinh cảm giác lo âu cực độ.

+ Những suy nghĩ và hành vi này xuất hiện lặp đi lặp lại, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

-  Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu tương tự như trên, bạn có thể tự xác định bằng cách đối chiếu với các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau đây:

+ Bạn có những hành vi, suy nghĩ không cần thiết, đáng sợ hoặc ngu ngốc?

+ Bạn lo lắng bản thân sẽ nói ra những lời mang tính công kích hoặc thực hiện những hành động mang tính công kích?

+ Bạn cực kỳ sợ bẩn, sợ vi khuẩn hoặc sợ chạm vào các chất hóa học?

+ Bạn luôn sợ rằng mình sẽ làm mất những thứ quan trọng?

+ Bạn luôn sợ rằng mình sẽ quên những chuyện quan trọng, như chưa khóa cửa hoặc chưa khóa vòi nước?

+ Bạn cảm thấy cần phải nghĩ đi nghĩ lại một việc gì đó, hoặc làm đi làm lại một hành động nào đó mới thực sự an tâm?

+ Bạn rửa tay quá nhiều, tắm quá nhiều hoặc lau đồ dùng quá nhiều lần?

+ Sau khi hoàn thành công việc bạn có kiểm tra lại nhiều lần mới yên tâm không?

+ Bạn lo lắng những hành động hoặc lời nói mang tính công kích của mình sẽ làm tổn thương người khác, nên cố tình tránh đối diện với một vài tình huống hoặc vài người nào đó?

+ Có rất nhiều thứ bạn cảm thấy không cần thiết, nhưng bạn vẫn giữ chúng, không thể vứt bỏ?

Nếu bạn duy trì ít nhất một trong số các biểu hiện được liệt kê trên đây, hơn nữa tình trạng đó khiến bạn cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, vậy rất có khả năng bạn đã mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Hiểu và nhận thức đúng đắn về rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ có hiệu quả trong việc giảm nhẹ cảm giác lo âu của bạn. Nếu có điều gì cần giúp đỡ, đừng ngần ngại, nhấc máy liên hệ với bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.