A. Lo lắng và sợ hãi rõ rệt về một đối tượng hoặc một tình huống cụ thể (ví dụ: đi máy bay, độ cao, động vật, bị tiêm thuốc, nhìn thấy máu). Chú ý: Với trẻ em, lo lắng và sợ hãi có thể được biểu lộ qua việc khóc, ăn vạ, sững sờ, bám chặt vào một đối tượng.
B. Lo lắng và sợ hãi cực độ khi bệnh nhân tiếp xúc với các đối tượng hoặc tình huống của ám ảnh sợ.
C. Các tình huống xã hội được né tránh hoặc diễn ra dưới sự lo lắng và sợ hãi mãnh liệt.
D. Lo lắng và sợ hãi không phù hợp với những nguy hiểm trong thực tế khi tiếp xúc với các đối tượng hoặc tình huống cụ thể và với bối cảnh văn hóa xã hội.
E. Lo lắng, sợ hãi hoặc tránh né dai dẳng và thường kéo dài khoảng 6 tháng hoặc hơn.
F. Lo lắng, sợ hãi hoặc tránh né là nguyên nhân gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng, hoặc làm thay đổi chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.
G. Rối loạn này không được giải thích tốt hơn bởi các triệu chứng của một rối loạn tâm thần khác, bao gồm lo lắng, sợ hãi và tránh né những tình huống có liên quan đến hoảng loạn-giống những triệu chứng hoặc những triệu chứng mất hết khả năng (trong Ám ảnh sợ khoảng trống); những đối tượng hoặc tình huống có liên quan đến ám ảnh (trong Rối loạn ám ảnh cưỡng chế); nhớ lại những sự kiện gây ra sang chấn (trong Tình trạng Stress sau sang chấn); sợ rời khỏi nhà hoặc với các đối tượng mà mình gắn bó (trong Rối loạn lo âu chia ly); hoặc trong các tình huống xã hội (trong Ám ảnh sợ xã hội/Lo âu xã hội).
MÃ SỐ: Dựa trên loại kích thích gây ra ám ảnh sợ
300.29 (F40.218): Sợ động vật (Ví dụ: Nhện, côn trùng, chó)
300.29 (F40.228): Sợ môi trường thiên nhiên (ví dụ: độ cao, bão, nước)
300.29 (F40.23X): Sợ thấy máu-Tiêm chích-Tai nạn (ví dụ: kim tiêm, dụng cụ xâm lấn của y tế). Ghi chú: Chọn theo mã số củaICD-10-CM như sau: sợ thấy máu (F40.230); Sợ tiêm và truyền dịch (F40.231); Sợ các dịch vụ y tế khác (F40.232); Sợ tai nạn(F40.233).
300.29 (F40.248) Sợ những tình huống (đi máy bay, thang máy, những nơi bị đóng kín).
300.29 (F40.298): Sợ những vấn đề khác (những tình huống có thể dẫn đến nghẹt thở hoặc nôn mửa; âm thanh lớn hoặc các biểu tượng trên trang phục).
Ghi chú: Nếu cùng lúc có nhiều kích thích gây ám ảnh sợ thì áp dụng mã của ICD-10-CM (Ví dụ: sợ rắn và đi máy bay thì Ám ảnh cụ thể với động vật (F40.218), Ám ảnh cụ thể với các tình huống (F40.248).
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.