Tìm hiểu cách xác định chứng rối loạn ăn uống. Nếu nhận thấy bạn mình có dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống, bạn đừng ngần ngại can thiệp. Tình trạng này sẽ trở nên rất nghiêm trọng một khi đã xuất hiện các dấu hiệu được liệt kê ở trên, và việc giúp đỡ bạn mình chống lại chứng bệnh này sớm chừng nào thì tốt chừng đó.
• Tìm đọc thông tin về rối loạn ăn uống để có thêm kiến thức.
• Sẵn sàng làm mọi việc có thể để đưa người bệnh đi chữa trị chuyên khoa thích hợp càng nhanh càng tốt. Ngoài ra bạn hãy sẵn sàng trợ giúp cho quá trình điều trị và đóng vai trò là người hỗ trợ nếu cần.
Nói chuyện riêng với bạn. Kéo bạn của bạn qua một bên, ngọt ngào hỏi cô ấy đang trải qua chuyện gì và nói ra những gì bạn nhận thấy. Hãy dịu dàng, và trên hết là không phán xét. Nói rằng bạn lo cho cô ấy và muốn giúp đỡ với mọi khả năng của bạn. Đề nghị cô ấy gợi ý những việc mà bạn có thể giúp.
• Giữ vai trò là nguồn bình yên trong cuộc sống của cô ấy. Tránh cường điệu, không tỏ ra sốc hoặc làm ồn ào.
• Ví dụ, bạn nên tránh trách móc như “Tớ đã biết là cậu không nên giao du với mấy cô gái đó mà. Bọn họ ai cũng gầy guộc.”
Cho thấy sự quan tâm của bạn bằng những câu với chủ ngữ là “tôi”. Thay vì trách mắng bạn mình, bạn chỉ nên để cho cô ấy thấy bạn lo lắng ra sao. Nói những câu như “Tớ lo cho cậu và mong cậu được khỏe mạnh. Tớ có thể làm gì giúp cậu?”
Ở bên cạnh người đó. Lắng nghe những vấn đề của họ với thái độ không phán xét, khuyến khích họ giãi bày cảm xúc sao cho họ không cảm thấy bạn thờ ơ với những khó khăn của họ. Điều này đòi hỏi kỹ năng lắng nghe thực sự, đồng thời bạn cần nhắc lại hoặc tóm tắt những cảm giác của họ, để họ yên tâm rằng bạn lắng nghe và thấu hiểu nỗi đau của họ. Hãy hỗ trợ nhưng đừng tìm cách kiểm soát.
• Xem bài “Cách để lắng nghe” để có thêm lời khuyên về việc lắng nghe tích cực.
• Trìu mến, quan tâm và cởi mở. Hãy yêu thương chính con người họ.
Không nói về thức ăn hoặc cân nặng theo cách tiêu cực. Khi ra ngoài ăn trưa, tránh nói những điều như “Tớ thèm ăn kem chết đi được, nhưng thực sự tớ không nên…”. Ngoài ra, đừng hỏi về món cô ấy đã ăn hoặc không ăn, cô ấy sụt hoặc tăng bao nhiêu cân, v.v… và đừng bao giờ diễn tả sự thất vọng vì tình trạng sụt cân của cô ấy.
• Tránh yêu cầu cô ấy tăng cân.
• Không bao giờ xúc phạm hoặc trách người bệnh vì chứng rối loạn ăn uống của họ. Điều này vượt khỏi khả năng kiểm soát.
• Tránh nói đùa về trọng lượng cơ thể hoặc những đề tài khác mà bạn của bạn có thể hiểu lầm.
Duy trì sự tích cực. Dùng những lời khen ngợi và giúp nâng cao lòng tự trọng của bạn mình trong mọi việc cô ấy làm chứ không chỉ về hình thể. Hết lời ngợi khen khi cô ấy ở bên cạnh bạn. Hãy giúp đỡ người bạn bị rối loạn ăn uống vượt qua khó khăn với lòng yêu thương và ân cần.
Tìm sự giúp đỡ cho bạn của bạn. Thảo luận với chuyên gia tư vấn, bác sĩ trị liệu, bạn đời hoặc cha mẹ về những phương pháp tốt nhất để giúp đỡ bạn mình. Như đã nói ở trên, đây là phần quan trọng nhất trong khả năng phục hồi của người bệnh, vì vậy bạn hãy làm tất cả những gì có thể để tạo điều kiện cho việc đó.
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.