nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Lời khuyên dành cho cha mẹ và người chăm sóc người bệnh rối loạn ăn uống
Lưu ý những lời khuyên trong phần dành cho bạn bè. Nhiều cách xử trí trong đó cũng là cách áp dụng cho những người ở vị trí chăm sóc hoặc sống cùng với người bị rối loạn ăn uống. Trên hết, bạn cần đảm bảo người bệnh phải được chăm sóc y tế và điều trị; nếu bạn là người chịu trách nhiệm hợp pháp của người đó, bạn cần phải tìm sự giúp đỡ chuyên môn cho họ ngay lập tức.
• Phần này gần như mặc định rằng người rối loạn ăn uống là trẻ em hoặc thiếu niên, nhưng những đứa con đã trưởng thành hoặc thành viên trong gia đình bạn cũng có thể trải qua phần lớn các biểu hiện đó.
Bình tĩnh và hỗ trợ.
Là thành viên trong gia đình, bạn sẽ tiếp xúc thường xuyên với con, và chúng cần phải biết rằng bạn không giận dữ với chúng hoặc bạn sẽ không dồn dập yêu cầu mỗi lần gặp mặt. Điều này đòi hỏi bạn phải hết sức kiềm chế, nhưng đây là lúc bạn và cả người bệnh đều phải học, và bạn cần kiên nhẫn, can đảm và bình tĩnh để làm một người hỗ trợ tích cực và hiệu quả.
• Tỏ ra trìu mến và ân cần. Người bệnh cần biết rằng mình được yêu thương. “Mẹ yêu con______. Chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua việc này.”
• Hỗ trợ cho quá trình trị liệu nhưng không cố xâm phạm sự riêng tư của con hoặc giành quyền kiểm soát. Không hỏi những câu có tính xâm phạm, không trực tiếp đề cập đến vấn đề cân nặng với con, và nếu bạn có lo lắng gì cụ thể thì hãy hỏi bác sĩ trị liệu.
Duy trì lòng yêu thương và quan tâm đối với mọi thành viên trong gia đình. Đừng bỏ quên người khác chỉ vì bận giúp đỡ người bệnh. Nếu mọi sự chú ý và lo lắng đều chỉ dồn về một mình đứa trẻ đó thì những người khác sẽ cảm thấy như bị phớt lờ, còn người bệnh thì cảm thấy mình bị chú ý quá mức. Trong khả năng hết sức có thể, bạn hãy tập trung tạo nên sự cân bằng, vốn là nguồn nuôi dưỡng và hỗ trợ mọi người trong gia đình. (và yêu cầu mọi người cùng làm như vậy).
Luôn sẵn sàng hỗ trợ về tình cảm. Có thể bạn sẽ dễ dàng phớt lờ, rút lui hoặc bỏ mặc con nếu bạn cảm thấy bất lực hoặc giận dữ về việc đó. Tuy nhiên, việc rút lại sự hỗ trợ về tình cảm sẽ gây tổn hại nặng nề cho đứa trẻ. Bạn có thể thương yêu con và xử lý một cách hiệu quả các thói quen chi phối của con. Nếu thấy khó khăn, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để tìm lời khuyên.
• Con bạn sẽ nhận ra sự quan tâm của bạn nếu bạn không thúc ép mà cho con biết rằng mình luôn sẵn lòng lắng nghe nếu con cần tâm sự. “Mẹ biết rằng con đang bối rối. Mẹ hiểu rằng có thể con cần thời gian để vượt qua điều đang xảy ra. Mẹ chỉ muốn con biết rằng mẹ luôn ở bên con và con có thể nói với mẹ bất cứ chuyện gì”.
Coi việc ăn uống là một phần duy trì cuộc sống, bổ dưỡng và hoàn chỉnh của thói quen thường nhật trong gia đình. Nếu ai đó trong nhà đề cập đến thức ăn hoặc cân nặng với nỗi ám ảnh, người đó cần phải kiềm chế lại. Hãy nói chuyện với bất cứ ai trong gia đình làm điều đó mà không suy nghĩ. Ngoài ra, không dùng thức ăn như hình phạt hoặc phần thưởng khi nuôi dạy trẻ. Thức ăn là thứ cần được quý trọng, không phải để chia phần hay dùng như phần thưởng. Nếu cả nhà cần thay đổi quan niệm về thức ăn, thì đây là một cách tốt để tiến lên phía trước cho tất cả mọi người.
• Không cố gắng giới hạn thức ăn mà người bệnh nạp vào, trừ khi có sự chỉ định của chuyên gia y khoa.
Biết phản biện những thông điệp của giới truyền thông. Dạy con rằng không nên ngay lập tức tiếp nhận các thông điệp của giới truyền thông. Truyền cho con kỹ năng tư duy phản biện và khuyến khích trẻ đặt nghi vấn về các thông điệp mà truyền thông đưa ra cũng như học cách đặt câu hỏi về các quan niệm của bạn bè và những người có ảnh hưởng đến trẻ.
• Khuyến khích mối giao tiếp cởi mở ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Dạy trẻ trao đổi với cha mẹ một cách cởi mở và thẳng thắn, và bạn cũng nói chuyện với trẻ theo cách như thế. Nếu trẻ không cảm thấy cần phải giấu giếm điều gì thì tác nhân chủ yếu của chứng rối loạn ăn uống đã được loại trừ.
Xây dựng lòng tự trọng của trẻ mắc chứng rối loạn ăn uống. Cho trẻ thấy rằng bạn yêu thương con bất kể điều gì đã xảy ra, thường xuyên khen ngợi khi trẻ có biểu hiện tốt. Nếu con thất bại trong việc gì đó, bạn hãy chấp nhận và giúp con cũng học cách chấp nhận điều đó. Thực vậy, một trong những bài học hay nhất mà cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể truyền đạt cho trẻ là cách rút kinh nghiệm từ thất bại và làm sao để tạo nên sức bật để cố gắng lần nữa.
• Giúp con chấp nhận và yêu quý cơ thể mình. Khuyến khích con rèn luyện thể chất và xây dựng lòng tự tin từ khi còn nhỏ. Giải thích tầm quan trọng của tính dẻo dai và sức mạnh thông qua việc tập thể dục, giúp con thấy rõ giá trị của việc ra ngoài trời và hòa mình với thiên nhiên bằng cách thường xuyên cùng con đi dạo, đạp xe, đi dã ngoại hay chạy bộ. Nếu có thể, bạn hãy tham gia vào các sự kiện chạy bộ, đạp xe, hay cuộc thi ba môn phối hợp của các gia đình để trẻ lớn lên với cùng với ý niệm rằng hoạt động này là lành mạnh và tạo sự gắn kết.
Lời khuyên
• Nhớ rằng các người mẫu và diễn viên trong đời thực không hoàn hảo như hình ảnh của họ trên bìa tạp chí. Có cả một đội ngũ các chuyên gia trang điểm, trang phục và họa sĩ vẽ trên cơ thể giúp họ trông hoàn hảo hơn thực tế. Hơn nữa, càng ngày càng có thêm nhiều câu chuyện tiết lộ về việc sử dụng photoshop để khiến những nhân vật đó trông khác với thực tế – việc so sánh bản thân bạn với những hình ảnh được tạo ra trên tạp chí là không công bằng với bạn.
• Chỉ ăn khi đói. Đôi khi chúng ta thấy thèm ăn ngọt khi buồn chán hoặc nản lòng, nhưng điều này gây tác dụng phụ cho sức khỏe và ngoại hình. Bạn cảm thấy cần ăn ngọt khi đang có chuyện buồn là vì đường và các thức ăn chứa đường có endorphins (một chất tạo nên trạng thái hạnh phúc và khoan khoái), và khi mức endorphins trong cơ thể hạ thấp, bạn thường cảm thấy cần ăn món ngọt. Hãy cố gắng tạo ra endorphins cho mình qua hoạt động thể chất – tập thể thao có hiệu quả tương tự đem lại cảm giác hạnh phúc mà không có tác dụng phụ cho cân nặng của bạn. Nếu thấy thèm ngọt và bánh ăn vặt mỗi khi buồn chán, có thể bạn đã mắc chứng ăn do cảm xúc (cũng là một dạng rối loạn ăn uống).
• Tìm những hình mẫu với vẻ đẹp lành mạnh hơn những hình ảnh không thật trên báo hoặc tạp chí. Đừng khao khát trông như những người mẫu siêu gầy trên sàn diễn. Chú ý nhiều hơn vào những vẻ đẹp mà bạn tìm thấy ở những con người trong đời thường với đủ kiểu hình thể và kích cỡ.
Cảnh báo
• Nếu có lúc nào đó bạn cảm thấy không muốn ăn trong nhiều ngày liên tiếp hoặc ói ra ngay sau khi ăn, hãy dừng lại. Rối loạn ăn uống thường bắt đầu theo cách này.
Những thứ bạn cần
• Nhật ký ăn uống
• Thông tin về rối loạn ăn uống
• Bác sĩ chuyên trị rối loạn ăn uống
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.