Rối loạn lưỡng cực hay còn gọi là bệnh hưng-trầm cảm, là bệnh rối loạn của não bộ dẫn tới thay đổi về tâm trạng, độ hoạt động, năng lượng, khả năng sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế. Có nhiều loại bệnh rối loạn lưỡng cực và tất cả đều nghiêm trọng, nhưng chúng có thể điều trị được bằng cách kết hợp uống thuốc và áp dụng liệu pháp điều trị tâm lý. Nếu nhận biết trạng thái trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực thì bạn nên tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Giai đoạn hưng cảm khiến người bệnh rối loạn lưỡng cực cảm thấy như đang ở “trên đỉnh của thế giới”, ngược lại giai đoạn trầm cảm tạo cảm giác bị bóp vụn ở dưới vực sâu. Mỗi người có triệu chứng khác nhau nhưng có một số điểm chung mà bạn nên để ý:
• Cảm giác buồn và thất vọng vô tận. Cũng giống như cảm giác hạnh phúc hay hưng phấn trong giai đoạn hưng cảm, cảm xúc buồn này dường như không có nguyên nhân. Người bệnh cảm thấy thất vọng hay vô dụng bất kể bạn cố gắng động viên họ.
• Mất khoái cảm. Người bệnh không còn hứng thú với những việc họ từng thích làm. Ham muốn tình dục cũng ít hơn.
• Mệt mỏi. Thông thường người bị trầm cảm nặng luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, họ hay than phiền cơ thể đau nhức.
• Thói quen ngủ bất ngờ thay đổi. Trong giai đoạn trầm cảm, thói quen ngủ “bình thường” của họ đột ngột thay đổi theo cách nào đó. Một số ngủ quá nhiều trong khi những người khác lại ngủ quá ít. Dù là ngủ ít hay nhiều thì thói quen đó cũng khác rất nhiều so với mức “bình thường” của họ.
• Thay đổi khẩu vị. Người bị trầm cảm có thể sẽ giảm cân hay tăng cân, họ có khuynh hướng ăn quá nhiều hoặc ăn không đủ. Điều này tùy thuộc vào mỗi người nhưng quan trọng là đã có sự thay đổi so với thói quen “bình thường” của người bệnh.
• Khó tập trung. Trầm cảm khiến bệnh nhân khó có thể tập trung, thậm chí không thể đưa ra những quyết định nhỏ. Họ cảm thấy người đờ ra mỗi khi rơi vào giai đoạn trầm cảm.
• Suy nghĩ hay hành động tự tử. Bạn không nên cho rằng việc bệnh nhân thể hiện suy nghĩ hay ý định tự tử chỉ để “lôi kéo sự chú ý”, vì tự tử là một nguy cơ thực sự đối với người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực. Gọi điện cho dịch vụ cấp cứu ngay nếu người thân của bạn có suy nghĩ hay ý định tự tử.
Nguyên nhân đích thực của rối loạn lưỡng cực hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học cho thấy có sự mất cân bằng sinh hoá trong não đặc biệt là hệ Norepinephrine, Serotonin và các chất sinh hoá khác. Yếu tố di truyền cũng được đề cập.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038