Để ý phát hiện “tâm trạng bất ổn” cáu gắt bất thường. Đó là khi tâm trạng của bạn thay đổi nhanh chóng và khác nhiều so với bình thường. Nói theo ngôn ngữ dân gian thì trạng thái này được gọi là “tâm trạng thất thường”. Người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực thay đổi tâm trạng rất nhanh, hoặc có thể thay đổi tâm trạng không thường xuyên lắm.
• Có hai trạng thái tâm trạng cơ bản là: dâng cao cực độ hoặc hưng cảm và ức chế cực độ hoặc trầm cảm. Người bệnh cũng có thể gặp tâm trạng đan xen, nghĩa là dấu hiệu hưng cảm và trầm cảm cùng xảy ra một lúc.
• Giữa những thời điểm diễn ra hai trạng thái tâm trạng này, người mắc rối loạn lưỡng cực cũng trải qua khoảng thời gian có tâm trạng “bình thường”.
Cập nhật thông tin về các loại bệnh rối loạn lưỡng cực. Có bốn loại bệnh rối loạn lưỡng cực cơ bản thường được chẩn đoán như sau: Lưỡng cực loại 1, Lưỡng cực loại 2, Rối loạn lưỡng cực chưa xác định rõ và Rối loạn cảm xúc chu kỳ. Mỗi loại bệnh rối loạn lưỡng cực được chẩn đoán dựa trên mức độ nghiêm trọng và thời gian diễn ra bệnh, cũng như tốc độ thay đổi giữa các trạng thái tâm trạng. Bạn không thể tự chẩn đoán bệnh và cũng không nên cố gắng mà phải nhờ một chuyên gia sức khỏe tâm thần thực hiện việc này.
• Rối loạn lưỡng cực loại 1 biểu hiện với tâm trạng ở trạng thái hưng cảm hoặc đan xen và kéo dài ít nhất bảy ngày. Người bệnh có thể trở nên hưng phấn quá mức, khiến họ gặp nguy hiểm thực sự nên phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Tâm trạng trầm cảm cũng xảy ra và thường kéo dài tối thiểu hai tuần.
• Rối loạn lưỡng cực loại 2 biểu hiện với tâm trạng nhẹ nhàng hơn. Hưng cảm nhẹ là trạng thái mà người bệnh cảm thấy rất “hăng say”, làm việc đặc biệt hiệu quả và thực hiện tốt công việc hằng ngày. Nếu không được điều trị tình trạng này có thể phát triển thành trâm trạng hưng cảm quá mức. Tâm trạng trầm cảm trong Lưỡng cực loại 2 cũng nhẹ hơn so với trong Lưỡng cực loại 1.
• Rối loạn lưỡng cực chưa xác định rõ (BP-NOS) được chẩn đoán khi có tồn tại triệu chứng rối loạn lưỡng cực nhưng chúng không thỏa mãn các tiêu chí chẩn đoán khắt khe của DSM-5 (Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán các Bệnh tâm thần). Các triệu chứng này vẫn chưa điển hình cho phạm vi tâm trạng cơ bản hay “bình thường” của người bệnh.
• Rối loạn cảm xúc chu kỳ là một dạng bệnh rối loạn lưỡng cực nhẹ. Các giai đoạn hưng cảm nhẹ diễn ra luân phiên với những giai đoạn trầm cảm nhẹ và ngắn. Tình trạng này phải kéo dài tối thiểu 2 năm để thỏa mãn tiêu chí chẩn đoán.
• Người bệnh rối loạn lưỡng cực cũng có khi gặp tình trạng “chu kỳ thay đổi nhanh”, nghĩa là họ trải qua từ 4 trạng thái tâm trạng trở lên trong một chu kỳ 12 tháng. Chu kỳ thay đổi nhanh dường như ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn đàn ông, và nó có thể đến rồi lại đi.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn không may mắc chứng rối loạn lưỡng cực, hãy đọc thật nhiều tài liệu về bệnh rối loạn lưỡng cực. Tham khảo bài viết này là bước đi đầu tiên rất tốt. Bạn càng biết nhiều về bệnh rối loạn lưỡng cực thì càng có thể giúp đỡ nhiều hơn cho người thân của mình.
Bác bỏ các tin đồn phổ biến về bệnh tâm thần. Người mắc bệnh tâm thần thường bị người khác xem là có gì đó “không ổn”. Người ta nghĩ bệnh này có thể “thoát ra được” nếu người bệnh “thật sự cố gắng” hoặc “suy nghĩ lạc quan hơn”. Thật ra các ý tưởng này đều không đúng. Bệnh rối loạn lưỡng cực là sự kết hợp của các yếu tố tương tác phức tạp, bao gồm di truyền, cấu trúc não bộ, mất cân bằng về chất trong cơ thể, áp lực xã hội và văn hóa. Người mắc rối loạn lưỡng cực không thể “ngừng” mắc bệnh, nhưng bệnh này có thể điều trị được.
Xem xét cách bạn nói chuyện với ai đó mắc bệnh khác, chẳng hạn như ung thư. Liệu bạn có hỏi họ: “Bạn đã bao giờ cố gắng khỏi bệnh ung thư chưa?”. Do đó việc nói với người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực rằng “hãy cố gắng hơn nữa” là không đúng.
• Có một nhận thức sai lầm khá phổ biến cho rằng bệnh lưỡng cực là căn bệnh hiếm gặp, thật ra có khoảng 6 triệu người Mỹ trưởng thành mắc các loại bệnh rối loạn lưỡng cực. Ngay cả những diễn viên nổi tiếng như Stephen Fry, Carrie Fisher và Jean-Claude Van Damme cũng từng cởi mở về bệnh rối loạn lưỡng cực mà mình mắc phải.
• Nhiều lúc người ta còn nghĩ tâm trạng hưng cảm hay trầm cảm cũng là “bình thường”, thậm chí còn tốt. Đúng là ai cũng có những ngày tốt và ngày xấu, nhưng rối loạn lưỡng cực khiến tâm trạng thay đổi tới ngưỡng cực độ và có hại hơn nhiều so với kiểu “tâm trạng thất thường” vào những “ngày xui xẻo”. Bệnh làm đảo lộn khả năng sinh hoạt và làm việc trong cuộc sống.
• Ngoài ra người ta hay nhầm lẫn bệnh tâm thần phân liệt với bệnh rối loạn lưỡng cực. Chúng hoàn toàn khác nhau dù có chung một vài triệu chứng (ví dụ như trầm cảm). Rối loạn lưỡng cực có đặc điểm chính là sự thay đổi giữa các trạng thái tâm trạng căng đến cực độ. Tâm thần phân liệt thường gây ra những triệu chứng như ảo giác, ảo tưởng, nói năng lộn xộn, là tình trạng hầu như không có ở bệnh rối loạn lưỡng cực.
• Nhiều người tin rằng người bệnh rối loạn lưỡng cực hay trầm cảm rất nguy hiểm với người xung quanh, trong khi đó các phương tiện truyền thông lại đưa thông tin nhầm lẫn thúc đẩy quan điểm này. Thực tế nghiên cứu cho thấy họ tuyệt đối không có nhiều hành động bạo lực hơn so với người bình thường. Tuy nhiên người bệnh có khuynh hướng nghĩ đến hay thực hiện hành vi tự tử.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.