Trầm cảm nếu không được điều trị có thể dẫn đến mệt mỏi, suy kiệt, tinh thần bế tắc, bi quan, tuyệt vọng, chán sống, có thể dẫn đến hành vi tự sát. Bởi vậy mà được coi là “bệnh nguy hiểm chết người”.
Ảnh hưởng về tinh thần
Mất tập trung
Người trầm cảm thường xuất hiện các rối loạn suy nghĩ, tư duy, khiến họ không thể tập trung cho bất kỳ vấn đề gì, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, học tập.
Ảnh hưởng đến giao tiếp và mối quan hệ xã hội
Người trầm cảm luôn có xu hướng sống khép kín, không chủ động giao tiếp và tìm kiếm mối quan hệ mới để phát triển bản thân. Từ đó, họ tự cô lập mình trong vỏ bọc, khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Gia tăng các tệ nạn
Có tới gần 1/3 số người trầm cảm thường tìm đến bia rượu, các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng, quên đi nỗi buồn. Lâu dần, gây ra hội chứng nghiện chất, cản trở quá trình xử lý bệnh, làm gia tăng các vấn đề phức tạp trong xã hội.
Tự hủy hoại bản thân và tự sát
Ước tính, trên toàn cầu có khoảng gần 3000 người tự sát mỗi ngày và 70% trong số đó liên quan đến trầm cảm. Nguyên nhân tự sát là do người trầm cảm muốn giải thoát sự đau khổ trong cuộc sống thực tại.
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Ngoài những tác động tinh thần, trầm cảm nếu không được khám chữa cẩn thận có thể dần gây những hệ quả tiêu cực đến sức khỏe cơ thể. Cụ thể như sau:
Bệnh tim mạch
Trầm cảm ảnh hưởng lớn tới tim mạch. Khi tâm trạng chán nản, cơ tim dễ bị viêm do thiếu ôxy, có thể dẫn đến cơn đau tim. Vậy nên, những bệnh nhân có vấn đề về tim nên cẩn thận để tránh mắc bệnh trầm cảm dù là trầm cảm ở mức nhẹ nhất. Nếu mức độ là trầm cảm nặng, có thể gây nhồi máu cơ tim.
Suy giảm miễn dịch
Liên tục bị trầm cảm khiến hormone gây stress được sản sinh và tồn tại lâu dài trong cơ thể, có thể làm suy yếu sức mạnh của hệ thống miễn dịch nên dễ mắc cảm lạnh và cúm hơn.
Mất ngủ, đau đầu và đau lưng
Khi bị trầm cảm, người bệnh sẽ khó ngủ do tâm trí không bình tĩnh, liên tục suy nghĩ. Giấc ngủ cũng gián đoạn, dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự tỉnh táo, thậm chí còn làm cho tình trạng căng thẳng tăng lên.
Mặc dù bệnh trầm cảm không trực tiếp gây ra đau lưng nhưng nó có thể dẫn đến các hậu quả khác là tăng cân hoặc giảm cân, căng thẳng về thể chất, mệt mỏi, dinh dưỡng thấp, cơ thể mất nước... kéo theo hệ quả khác là đau đầu và đau lưng.
Giảm ham muốn tình dục
Những người đã mắc trầm cảm một thời gian dài có thể gặp rắc rối trong đời sống tình dục, suy giảm ham muốn tình dục.
Đối với nam giới, hậu quả của bệnh trầm cảm gây ra cho đời sống tình dục có thể là không xuất tinh, xuất tinh sớm và rối loạn chức năng cương dương, với nữ giới là khô âm đạo, rối loạn khoái cảm...
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trầm cảm lâm sàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất. Các nghiên cứu gần đây nhất khám phá sức khỏe và chứng trầm cảm đã xem xét những bệnh nhân bị đột quỵ hoặc bệnh mạch vành. Kết quả cho thấy những người bị trầm cảm nặng đang hồi phục sau đột quỵ hoặc đau tim gặp khó khăn hơn trong việc lựa chọn chăm sóc sức khỏe.
Những bệnh nhân trầm cảm cũng cảm thấy khó theo được hướng dẫn của bác sĩ và đối phó với những thách thức do trầm cảm gây ra. Nghiên cứu cho thấy những người trầm cảm nặng có nguy cơ tử vong sau cơn đau tim trong vài tháng đầu cao hơn so với những bệnh nhân khác.
Thời gian gần đây, trầm cảm có khuynh hướng tăng mạnh. Số ca tử vong do trầm cảm cũng tăng lên không ngừng. Ở nước ta, có khoảng 31% trường hợp tử vong có liên quan đến hội chứng trầm cảm.
Chuyên tư vấn sức khỏe tâm thần. Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, SMS, Zalo 0988 079 038.