1. Mệt mỏi kéo dài là gì?
Mệt mỏi xuất hiện sau lao động với cường độ cao, stress v.v... thường dễ khắc phục bằng cách nghỉ ngơi, lao động hợp lý. Nhưng nhiều khi mệt mỏi lại là dấu hiệu của một bệnh hiểm nghèo khó trị nào đó. Đấy là dạng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, còn gọi là mệt mỏi vô cớ. Đáng tiếc là rất nhiều người còn xem thường, hoặc tự mua các loại thuốc để điều trị dẫn đến hậu quả tai hại.
Mệt mỏi kéo dài thường diễn ra lâu hơn, khiến bạn đau đầu, cơ thể thường xuyên trong trạng thái lơ lửng mất tập trung, cảm giác không có sức lực gây thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như tâm lý, tình cảm trong cuộc sống của người bệnh.
"Khi bạn có triệu chứng: Chán ăn, Mất ngủ, Bất an (lo lắng), Không muốn giao tiếp, Chản nản (bi quan), Tự ti, Suy nghĩ tự sát. Tốt nhất nên nhờ sự trợ giúp của y khoa càng sớm càng tốt."
2. Những biểu hiện cơ bản của chứng mệt mỏi kéo dài
Biểu hiện của hội chứng này rất dễ nhận thấy: Lúc nào bạn cũng mệt mỏi. Ví dụ như ban ngày đi làm thấy mệt nhưng tối đến bạn cũng uể oải khi ăn cơm, hoặc thiếp đi khi bộ phim bạn yêu thích trên tivi đang ở đoạn hấp dẫn nhất. Bạn cũng có thể bị hội chứng mệt mỏi kéo dài nếu có các dấu hiệu sau:
- Đột nhiên mệt mỏi triền miên, dai dẳng và không lý giải được.
- Dù đã nghỉ ngơi cũng không bớt mệt.
- Khó tập trung và ghi nhớ đến mức ảnh hưởng xấu đến năng lực làm việc.
- Đau các hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới cánh tay.
- Đau nhức các cơ nhưng không hề bị sưng hay tấy đỏ.
- Đau đầu dữ dội.
- Thức dậy sau một giấc ngủ dài cũng không thấy tỉnh táo hơn.
Bệnh nhân bị hội chứng trên thường có cùng một lúc các biểu hiện như đau họng, sưng tuyến nước bọt, sốt nhẹ, đau cơ và đôi khi rối trí. Những triệu chứng này lúc có, lúc không gây khó chịu cho việc chẩn đoán.
3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng mệt mỏi kéo dài
Vì mệt mỏi là một triệu chứng rất chung nên các bác sĩ thường cho rằng những người quá mệt mỏi là do họ làm việc nhiều hoặc do phiền muộn.
Tuy nhiên, cụ thể hơn, mệt mỏi kéo dài có thể là do bạn có những thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt như: sử dụng rượu hoặc ma túy, hoạt động thể chất quá mức, sinh hoạt lệch múi giờ, thiếu vận động, thiếu ngủ, chế độ ăn uống không đảm bảo, sử dụng các loại thuốc kháng sinh,…
4. Mệt mỏi kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chứng mệt mỏi xuất hiện ở nhiều loại bệnh khó trị. Nhưng nếu chỉ mệt mỏi không thôi, tất nhiên cũng chưa thể kết luận được là cơ thể đã bị mắc bệnh gì. Tuy nhiên, kiệt sức lâu dài có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như suy gan cấp, thiếu máu, ung thư, bệnh thận mãn tính, bệnh tiểu đường, bệnh suy giáp, viêm đường ruột, chán thương sọ não, bệnh tim, nhiễm trùng mãn tính hoặc viêm, bệnh trầm cảm….hoặc mệt mỏi kéo dài gây ra bởi thuốc và phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, thuốc giảm đau, thuốc tim và thuốc chống trầm cảm.
Khi bị mệt mỏi, trước hết hãy xem lại chế độ làm việc, sinh hoạt có quá căng thẳng để sắp xếp lại tạo sự thư giãn cần thiết; chế độ dinh dưỡng có đảm bảo đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, có thể dùng thêm các thuốc hỗ trợ vừa kể. Nếu rối loạn cứ kéo dài, cộng với các biểu hiện như suy nghĩ làm hại bản thân hoặc tự tử, có suy nghĩ làm hại người khác, tức ngực khó thở, nhịp tim không ổn định, đau lưng hoặc vùng xương chậu thì nhất thiết phải đi khám bệnh để bác sĩ giúp tìm nguyên nhân.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.