Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Chứng đau mạn tính là gì?

Hầu hết sau khi các chấn thương phục hồi hoặc khi cơ thể khỏi bệnh, các cơn đau giảm dần. Nhưng với chứng đau mạn tính, cơn đau có thể kéo dài trong nhiều tháng và thậm chí nhiều năm sau khi cơ thể phục hồi. Các cơn đau có thể xuất hiện với những nguyên nhân không rõ ràng. Chứng đau mạn tính được định nghĩa là các cơn đau ở bất kỳ vị trí nàotrên cơ thể và kéo dài từ 3 đến 6 tháng.

Chứng đau mạn tính

Người mắc chứng đau mạn tính.

Triệu chứng của chứng đau mạn tính.

Đau mạn tính gây tổn hại cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Do những cơn đau này kéo dài thường xuyên, đôi khi do căng thẳng hoặc hoạt động tăng lên, cơn đau trở nên dữ dội hơn. Các triệu chứng bao gồm:

• Đau khớp.

• Đau cơ.

• Đau rát.

• Mệt mỏi.

• Các vấn đề về giấc ngủ.

• Giảm khả năng chịu đựng và giảm tính linh hoạt, do giảm vận động.

• Vấn đề về tinh thần, bao gồm trầm cảm, lo lắng, khó chịu.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pain, 60,8% những người mắc chứng đau mạn tính cũng mắc chứng trầm cảm, hầu hết những người này có các triệu chứng trầm cảm mức độ nặng.

Nguyên nhân chứng đau mạn tính.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi nguyên nhân gây chứng đau mạn tính thường do một số bệnh gây đau lan rộng và kéo dài như:

• Viêm xương khớp. Loại viêm khớp này nói chung là kết quả của sự hao mòn trên cơ thể và xảy ra khi sụn bảo vệ giữa xương bị mòn.

• Viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh tự miễn gây viêm đau ở khớp.

• Đau lưng. Bệnh này có thể xuất phát từ căng cơ, chèn ép dây thần kinh hoặc viêm khớp cột sống (gọi là hẹp ống sống ).

• Đau cơ xơ hóa. Đây là một tình trạng thần kinh gây đau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể (được gọi là điểm kích hoạt).

• Bệnh viêm ruột. Tình trạng này gây ra viêm mạn tính ở đường tiêu hóa, có thể gây đau ruột và chuột rút.

• Các biến chứng sau phẫu thuật.

• Ung thư.

Ngay cả khi những nguyên nhân kể trên được điều trị (bằng thuốc hoặc các liệu pháp trị liệu khác), thì một số người có thể vẫn bị đau mạn tính. Chứng đau mạn tính thường do rối loạn dẫn truyền thần kinh (một số người gặp hội chứng này mà không rõ nguyên nhân).

Cơn đau mạn tính có thể thay đổi cách hoạt động của các tế bào thần kinh (các tế bào thần kinh trong não truyền và xử lý đầu vào cảm giác), khiến các tế bào thần kinh quá nhạy cảm với các thông điệp đau. Ví dụ, 20 phần trăm những người bị viêm xương khớp đã được thay khớp gối (không có vấn đề nào gây đau khớp nữa) cho biết rằng họ vẫn gặp các cơn đau mạn tính.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến đau mạn tính

Nguyên nhân dẫn đến đau mạn tính

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau mạn tính.

Nghiên cứu cho thấy có một số người dễ mắc chứng đau mạn tính hơn những người khác, do họ là những người thuộc nhóm sau:

• Những người mắc chứng trầm cảm. Các chuyên gia không chắc chắn chính xác tại sao, nhưng một giả thuyết cho rằng trầm cảm làm thay đổi cách não tiếp nhận và xử lý các thông điệp dẫn truyền thần kinh.

• Những người hút thuốc. Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát cho vấn đề này, nhưng theo các chuyên gia thì hút thuốc dường như làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn ở những người bị viêm khớp, đau cơ xơ hóa và các chứng đau mạn tính khác. Hút thuốc chiếm 50% tổng số những người đang tìm cách chữa trị chứng đau mạn tính.

• Những người béo phì. Theo một nghiên cứu, 50%  những người béo phì cho biết rằng họ gặp các cơn đau từ nhẹ đến nặng.

• Nữ giới. Phụ nữ có xu hướng nhạy cảm hơn với cảm giác đau. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng có thể là do hormone hoặc sự khác biệt với nam giới về mật độ chất dẫn truyền thần kinh.

• Những người trên 65 tuổi. Khi bạn lớn tuổi hơn, bạn dễ mắc các loại bệnh gây đau mạn tính.

Đau mạn tính và đau cơ xơ hóa

Chứng đau mạn tính và đau cơ xơ hóa thường tồn tại đồng thời, nhưng chúng là hai rối loạn khác nhau. Chứng đau mạn tính thường xác định được nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như viêm khớp hoặc chấn thương ở xương nhưng không được điều trị đúng cách.

Đau cơ xơ hóa - một loại rối loạn của hệ thống thần kinh đặc trưng bởi đau cơ, khớp và mệt mỏi - thường phát sinh mà không rõ nguyên nhân. Trên phim chụp X-quang không tìm thấy tổn thương mô hoặc thần kinh. Đau cơ xơ hóa tác động đến cách cảm nhận và chuyển tiếp các thông điệp đau của các dây thần kinh. Ngay cả khi được điều trị, cơn đau do đau cơ xơ hóa vẫn có thể xuất hiện trở lại (dẫn đến hội chứng đau mạn tính).

Chẩn đoán hội chứng đau mạn tính

Đầu tiên bác sĩ tìm hiểu kỹ bệnh án. Người bệnh sẽ được hỏi những câu sau đây:

• Cơn đau bắt đầu từ khi nào

• Đặc điểm cơn đau như thế nào.

• Đau vị trí nào.

• Điều gì làm cho cơn đau giảm bớt hoặc nặng lên.

Bởi vì nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau mạn tính, nên bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để xác định xem có tổn thương khớp hoặc mô dẫn tới các cơn đau hay không. Ví dụ, bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI (cộng hưởng từ) để xác định xem cơn đau có phải do thoát vị đĩa đệm không, chụp X-quang để xem bạn có bị viêm xương khớp không, hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra viêm khớp dạng thấp.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về những gì mà bạn cho rằng đó là nguyên nhân gây cơn đau, bạn cũng có thể yêu cầu làm các xét nghiệm và yêu cầu phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị chứng đau mạn tính

Điều trị hội chứng đau mạn tính

Điều trị hội chứng đau mạn tính.

Đau mạn tính là vấn đề rất phức tạp, đau mạn tính có thể điều trị bằng những cách sau đây:

• Thuốc giảm đau. Đây có thể là thuốc chống viêm, steroid, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm cũng có thành phần giảm đau và trong trường hợp nghiêm trọng có khả năng sẽ dùng đến opioids (opioids là biện pháp cuối cùng).

• Vật lý trị liệu để tăng tính linh hoạt và phạm vi chuyển động.

• Phong bế thần kinh để làm gián đoạn tín hiệu đau.

• Tâm lý / hành vi trị liệu. Khi chúng ta không thể quan thiệp quá nhiều đến bằng thuốc giảm đau, thì một số liệu pháp tâm lý sẽ giúp tạo ra những tác động tích cực đến tâm trạng. Ví dụ, liệu pháp hành vi nhận thức (một loại trị liệu nói chuyện giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực) đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc thúc đẩy tâm trạng, thậm chí đến một năm sau khi điều trị kết thúc. Trong một nghiên cứu khác, phản hồi sinh học có lợi trong việc giảm căng cơ, trầm cảm và cải thiện khả năng đối phó với cơn đau mãn tính. Phản hồi sinh học là một loại trị liệu dạy bạn sử dụng tâm trí của mình để kiểm soát các phản ứng cơ thể, như thở nhanh.

• Châm cứu. Theo kết quả nghiên cứu, châm cứu làm giảm 50% mức độ đau.

• Thôi miên. Một nghiên cứu báo cáo rằng 71% những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) cho biết các triệu chứng được cải thiện nhiều sau liệu trình thôi miên.

• Yoga. Vì yoga giúp thư giãn cơ bắp, khuyến khích thở sâu, phục hồi và tăng cường chánh niệm, nghiên cứu cho thấy yoga có thể có ích trong việc giảm trầm cảm và lo lắng, đồng thời làm giảm các cơn đau mạn tính, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đối phó với chứng đau mạn tính

Khi bạn cảm thấy không khỏe, rất khó kiểm soát được cơn đau mạn tính. Trạng thái căng thẳng cảm xúc có thể làm cơn đau tăng nặng. Dưới đây là một số gợi ý để đối phó cơn đau mạn tính:

• Tập trung vào những gì tích cực trong cuộc sống của bạn.

• Đừng rời xa gia đình, bạn bè hoặc các hoạt động bạn thích nếu vẫn có thể thực hiện hoạt động đó.

• Tìm kiếm sự giúp đỡ, cả về tâm lý và thể chất. Các chuyên gia y tế luôn sẵn sàng giúp bạn vượt qua căn bệnh này.

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.