Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Đại tràng co thắt có liên quan với tâm trạng stress

Viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích) thường gây ra những cơn đau bụng, đau quặn, đi ngoài phân lỏng, phân sống, táo bón,…   

Những người bị viêm đại tràng co thắt bị ảnh hưởng rất nhiều do yếu tố tâm lý. Cứ căng thẳng, stress là người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng, buồn đi vệ sinh. Bởi vì khi não bị căng thẳng sẽ tác động xuống làm rối loạn nhu động ruột, gây ra những cơn đau co thắt mạnh ở đại tràng, nguy hiểm hơn, lúc này lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt một lượng lớn nên dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Khi người đó càng lo lắng, căng thẳng, lợi khuẩn càng chết nhiều. Và khi lợi khuẩn thiếu hụt trầm trọng sẽ không cung cấp đủ vitamim nhóm B là thức ăn cho não bộ, nên các triệu chứng như: đau bụng, đầy bụng, chướng hơi, phân lúc lỏng, lúc táo, lúc nát… lại càng trầm trọng.  

Cuộc sống với tâm trạng thoải mái, phần phấn chấn vui vẻ, giảm thiểu căng thẳng sẽ giúp những cơn đau thưa dần và biến mất. Đừng ngại khám chuyên khoa tâm lý, tâm thần để được chữa trị dứt điểm. Sức khỏe tinh thần tốt là một vũ khí sắc bén giúp người bệnh vượt qua giai đoạn này.   

Đến nay, nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể bao gồm: stress cấp tính hoặc mạn tính, lạm dụng thuốc kháng sinh, rối loạn nhu động ruột, căng thẳng- lo âu trường diễn, viêm đường ruột, ảnh hưởng của nội tiết tố ở nữ giới,... 

Ngoài đau bụng do stress, bạn có thể bị buồn nôn và cồn cào. Điều này là tự nhiên, vì sự tập trung vào phản ứng chiến đấu -hay-chạy trốn (fight-or-flight response), còn gọi là phản ứng chống stress của cơ thể sẽ làm chậm hoặc ngừng hoạt động của hệ tiêu hóa.  

Các triệu chứng đường ruột liên quan đến stress

Khó tiêu  

Co thắt dạ dày  

Tiêu chảy  

Táo bón  

Ăn mất ngon  

Đói bất thường  

Buồn nôn  

Hội chứng ruột kích thích (IBS)  

Loét dạ dày tá tràng.   

Mặt khác, mắc phải tình trạng trên cũng là nguồn gốc lo lắng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống. Ví dụ, nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy phát sinh nỗi sợ hãi khi không thể kiểm soát việc đi đại tiện, khiến họ e ngại rời khỏi nhà hoặc đi một số nơi nhất định. Nếu bị đau bụng hoặc khó tiêu, người bệnh lo sợ về việc ăn uống bên ngoài và dần ảnh hưởng đến duy trì các mối quan hệ xã hội.  

Giải quyết các khía cạnh sinh học, tâm lý và xã hội có thể là một giải pháp hữu hiệu nếu muốn điều trị dứt điểm các vấn đề liên quan đến đường ruột.  

Lời khuyên để tránh đau bụng do stress  

Dưới đây là 7 mẹo có thể giúp giảm stress và tránh đau bụng do căng thẳng:  

Nghỉ giải lao và hít thở: Căng tròn bụng khi hít vào và hóp sát bụng khi bạn thở ra.  

Biết từ chối: Luôn cố gắng đảm đương hết mọi thứ và làm hài lòng mọi người là một thói quen khiến bản thân cực kỳ căng thẳng. Biết lượng sức và khi gần đạt đến giới hạn của mình thì đừng nhận thêm trách nhiệm. Hãy học cách nói “Không” một cách khôn ngoan.  

Tập thể dục hoặc tập yoga:   

Suy nghĩ tích cực: Phản ứng của mỗi người là do người đó lựa chọn, Lo lắng quá mức chỉ làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.  

Tập thư giãn hàng ngày:   

Gặp chuyên gia tư vấn về tâm lý và sức khỏe tâm thần: Đối phó với nỗi lo lắng và stress kinh niên sẽ khá phức tạp. Chuyên môn sẽ giúp bạn hiệu quả hơn.  

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.