Rối loạn dạng cơ thể (SSD) là một tình trạng sức khỏe tâm thần, trong đó người bệnh cảm thấy đau khổ đáng kể về các triệu chứng thể chất và có những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi bất thường để phản ứng với triệu chứng đó. Rối loạn làm gián đoạn hoạt động hàng ngày và chất lượng sống của họ.
Mặc dù người bệnh rối loạn dạng cơ thể kể về các triệu chứng, nhưng triệu chứng không giải thích được theo biện chứng y tế hoặc là cảm giác cơ thể bình thường hoặc khó chịu. Ngay cả khi có nguyên nhân y tế, sự lo lắng của người đó không tương xứng với triệu chứng.
Người mắc rối loạn dạng cơ thể thường không hề biết rõ tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn của minh, họ tin rằng họ mắc bệnh cơ thể nặng. Tình trạng túng quẫn khiến họ phải đến khám bác sĩ ở nhiều nơi và phải thực hiện nhiều xét nghiệm y tế cũng như các thủ tục không cần thiết.
Khác biệt giữa rối loạn dạng cơ thể và rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là tình trạng sức khỏe tâm thần, trong đó một người bận tâm và lo lắng quá mức về bệnh. Khác với rối loạn dạng cơ thể, người bệnh rối loạn lo âu thường không có triệu chứng thực thể.
Khác biệt giữa rối loạn chuyển di và rối loạn dạng cơ thể
Rối loạn chuyển di (rối loạn triệu chứng thần kinh chức năng) là một tình trạng liên quan đến chức năng của hệ thống thần kinh mà không có bằng chứng về nguyên nhân thực thể hoặc thần kinh, gây các triệu chứng ảnh hưởng đến nhận thức, cảm giác hoặc khả năng vận động.
Mặc dù người mắc rối loạn chuyển di thường xuyên bị trầm cảm hoặc lo âu, nhưng lo lắng và đau khổ quá mức về các triệu chứng thể chất không nằm trong chẩn đoán rối loạn chuyển di. Ngược lại, quan tâm quá mức đến các triệu chứng thể chất là đặc điểm chính của chẩn đoán rối loạn dạng cơ thể.
Rối loạn dạng cơ thể có thường gặp không?
Rối loạn dạng cơ thể có thể gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn, nhưng thường rõ nhất ở tuổi 30, gặp khá phổ biến ở 5% đến 7% dân số người lớn.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.