Những người mắc trầm cảm có thể bị đau nhức mơ hồ tại khớp, tay chân hoặc lưng. Một số đau “khắp cơ thể”, có thể kéo dài mạn tính và suy nhược toàn thân, hậu quả xấu nhất (không điều trị đúng) có thể thành tàn phế.
Người mắc chứng đau mạn tính chắc chắn rất dễ mắc trầm cảm, nhưng nỗi đau thể xác và tinh thần có thể xuất phát từ cùng một nguyên nhân. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu mối liên hệ giữa đau và trầm cảm cũng như cách ảnh hưởng lẫn nhau giữa đau và trầm cảm.
Một giả thuyết cho rằng cả hai đều có thể do rối loạn điều hòa chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn serotonin. Một số người mắc trầm cảm và đau có thể cảm thấy tốt hơn nếu dùng thuốc chống trầm cảm, vì thuốc tác động đến sự tái hấp thu serotonin và norepinephrine trong não.
Giả thuyết khác cho rằng những người mắc trầm cảm có thể cảm thấy triệu chứng đau khác nhau. Một nghiên cứu năm 2015 về xử lý cơn đau cho thấy những người được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm nặng có ngưỡng chịu đau và khả năng chịu đựng thấp hơn so với những người không mắc trầm cảm.
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy một trong những dạng đau phổ biến nhất ở người lớn, đau ngang thắt lưng, có thể liên quan trực tiếp đến chứng trầm cảm. Một nghiên cứu trước đó cho thấy những người mắc trầm cảm có nguy cơ bị đau lưng cao hơn 60% so với những người không trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục khám phá mối liên hệ giữa trầm cảm và đau, các giả thuyết liên quan đến chứng viêm mạn tính, cũng có thể góp phần gây triệu chứng thể chất khác của bệnh trầm cảm.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.