Hiện nay rất nhiều bệnh nhân mắc vấn đề đau dạ dày dù vẫn tuân thủ chế độ dinh dưỡng điều độ. Một trong những nguyên nhân ít người biết đến đó là căng thẳng, suy nghĩ nhiều. Do đó, tránh căng thẳng, stress có thể giúp người bệnh phòng ngừa đau dạ dày.
Tâm lý căng thẳng liên quan rất chặt chẽ với các rối loạn chức năng dạ dày – ruột
Đau dạ dày do căng thẳng còn có thể đi kèm các bất thường ở những bộ phận khác của ống tiêu hóa sau đây:
• Stress làm tăng co thắt các cơ trơn của thực quản;
• Stress gây ảnh hưởng đến chức năng đại tràng với các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy hoặc táo bón.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp căng thẳng, lo lắng hay suy nghĩ nhiều đều sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng hay viêm đại tràng. Nhưng nhìn chung những rối loạn tinh thần trên sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, đặc biệt nếu để stress kéo dài thì tình trạng viêm đau dạ dày rất dễ xảy ra.
Các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản hay viêm loét dạ dày tá tràng... có tỷ lệ gặp rất cao trong dân số. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường không điển hình như ợ chua, ợ nóng, ăn khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, khó nuốt hay ho kéo dài... nên rất dễ khiến người bệnh chủ quan và bỏ sót.
Giai đoạn đầu biểu hiện bệnh còn nhẹ, người bệnh cho rằng đây chỉ là một rối loạn tiêu hóa bình thường và không tự ý thức để thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống hay có các biện pháp giảm căng thẳng, stress... Lúc này, đa số trường hợp cơ thể người bệnh sẽ tự điều chỉnh được các rối loạn, bệnh chỉ thoáng qua và tự khỏi. Tuy nhiên khi những thói quen sinh hoạt hay áp lực cuộc sống, stress, suy nghĩ nhiều kéo dài dẫn đến đau dạ dày thường xuyên mà không được chẩn đoán, điều trị có thể dẫn đến các tổn thương thực thể, gây khó khăn trong việc điều trị dứt điểm.
Cụ thể, khi những rối loạn tiêu hóa không được điều trị lâu ngày sẽ trở thành một vòng xoáy bệnh lý, người bệnh đau dạ dày do căng thẳng sẽ ngày càng stress, căng thẳng nhiều hơn, từ đó mức độ đau dạ dày cũng càng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đau dạ dày do căng thẳng suy nghĩ nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của người bệnh.
Phòng tránh stress
Tập thể dục. Các hoạt động thể chất có khả năng giảm căng thẳng, đồng thời còn kích thích bài tiết chất Endorphins, một hoạt chất có khả năng giảm stress và cải thiện tâm trạng hiệu quả;
Liệu pháp thư giãn: Các trường hợp stress kéo dài gây đau dạ dày hưởng lợi rất nhiều từ các liệu pháp thư giãn như tập yoga, thôi miên, ngồi thiền, thư giãn cơ bắp và sử dụng âm nhạc. Một nghiên cứu tin cậy cho thấy những người đau dạ dày do căng thẳng kéo dài sẽ giảm đáng kể các triệu chứng nhờ liệu pháp thư giãn;
Trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa: Bác sĩ đã được đào tạo chuyên khoa có thể giúp người bệnh có các biện pháp đối phó với sự căng thẳng hiệu quả. Trong đó biện pháp sử dụng liệu pháp hành vi giúp người bệnh nhận thức, dạy cho họ những kỹ năng mới để ứng phó với căng thẳng;
Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế các loại thực phẩm có hại cho dạ dày. Tuyệt đối không đối phó với stress bằng cách ăn vô tội vạ hoặc tập thói quen ăn vặt. Hệ thống tiêu hóa và dạ dày sẽ rất thích thú với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế chất béo, rượu bia và các chất kích thích.
Ngoài việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc tránh căng thẳng, stress có thể giúp chúng ta phòng ngừa tình trạng đau dạ dày. Trong trường hợp người bệnh đã thực hiện các phương pháp này nhưng tình trạng đau dạ dày không thuyên giảm và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, nên gặp bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị kịp thời.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.