Với những người đang phải gặp các vấn đề về chất lượng giấc ngủ, việc tìm hiểu nguyên nhân thông qua chuẩn đoán là rất quan trọng. Dưới đây là những cách có thể áp dụng để chuẩn đoán các hội chứng rối loạn giấc ngủ.
1. Đo nồng độ Oxi
Đây là một trong những cách thức đo lường chất lượng giấc ngủ ra đời sớm nhất. Để thực hiện phương pháp này, ta cần một ống chuyên dụng dùng để đo lượng oxy trao đổi cũng như nhịp tim trong khi ngủ. Thực hiện phương pháp này sẽ cho ta biết những thay đổi cơ bản trong cơ thể như liều lượng oxy trong máu hay huyết áp, v.v để có thể phát hiện kịp thời các rối loạn giấc ngủ.
Bài kiểm tra này khá đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Thực hiện phương pháp này giúp xác định được những triệu chứng ban đầu của các bệnh như rối loạn nhịp thở, bệnh ngừng thở khi ngủ…
2. Đa ký giấc ngủ
Đây được xem là biện pháp tiêu chuẩn cho chuẩn đoán các rối loạn giấc ngủ. Nó được thực hiện bằng các máy móc hiện đại, được vận hành bởi các bác sĩ có chuyên môn. Bệnh nhân sẽ đến các trung tâm, bệnh viện… và được đưa tới các phòng khám chuyên biệt và ngủ qua đêm tại đây để được chuẩn đoán một cách chính xác, cụ thể.
Các chỉ số về điện não đồ, điện tâm đồ, nồng độ oxy, phản ứng cơ bắp, mắt, các vận động cơ học trong khi ngủ được đo đạc kỹ lưỡng và được phân tích cụ thể. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện ra các loại rối loạn giấc ngủ.
3. Phương pháp chuẩn độ
Chuẩn độ là phương pháp đo lường thành phần các chất trong máu. Cùng với phương pháp đo lượng oxi trong máu, 2 phương pháp này được thực hiện như một phần của đa ký giấc ngủ.
Biện pháp này có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tăng cường oxi trong máu lên bằng cách bơm nó qua một máy oxy để loại bỏ tối đa triệu chứng của bệnh ngừng thở khi ngủ.
Bệnh nhân được chuẩn đoán với bệnh ngừng thở khi ngủ có lượng oxi trong máu ở mức thấp. Khi bắt đầu quá trình ngủ, các dấu hiệu như ngừng thở, ho, v.v sẽ được ghi lại và đồng thời trong lúc diễn ra các triệu chứng kể trên, người bệnh sẽ được tăng cường dưỡng khí để giấc ngủ không bị gián đoạn. Mức dưỡng khí trong cơ thể sẽ luôn được duy trì ở mức cao để loại bỏ tối đa các hậu quả do các rối loạn giấc ngủ mang lại.
Ở cuối quá trình điều trị, khi lượng oxy trong máu đã ở mức ổn định, các bác sĩ sẽ thực hiện những so sánh để tìm được các phương án phù hợp tiếp theo để điều trị dứt điểm hội chứng này cũng như các hậu quả khác mà nó gây ra.
4. Đo lường thời gian đi vào giấc ngủ
Cũng là một phần trong biện pháp đa ký giấc ngủ. Đúng như tên gọi, bài kiểm tra này đo lường xem người bệnh cần bao nhiêu thời gian để đi vào giấc ngủ sâu dưới điều kiện phòng tối và vào ban ngày.
Bài kiểm tra này sẽ thực hiện sau đêm thực hiện đa ký giấc ngủ. Sau khi thức dậy, người bệnh sẽ thực hiện những lần ngủ ngắn đã được lên lịch trước vào các thời điểm trong ngày để các bác sĩ thu thập các thông số cần thiết.
Thường thường, các bài kiểm tra này sẽ thực hiện trong vòng 20 phút với mục tiêu là lấy các chỉ số về giấc ngủ của người bệnh. Sau 20 phút, người bệnh sẽ được đánh thức. Sau 2 giờ tiếp theo, người bệnh sẽ làm một bài kiểm tra tương tự. Các bài kiểm tra sẽ được thực hiện liên tục trong vòng 10 tiếng.
Bài kiểm tra này có ích cho việc phát hiện các rối loạn như mất ngủ, các bệnh về phổi, chứng ngủ rũ, chứng ngủ ngày…
5. Kiểm tra trạng thái nhận thức khi ngủ (Actigraphy)
Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ cần một thiết bị nhỏ có kích cỡ bằng một chiếc đồng hồ đeo tay. Thiết bị này sẽ ghi lại những chuyển động vật lý khi ngủ cũng như thu thập các số liệu dùng để đánh giá chất lượng giấc ngủ.
Thiết bị này đánh giá xem giấc ngủ có liền mạch hay không nhằm đánh giá xem người đeo có đang mắc phải những chứng rối loạn giấc ngủ hay không
6. Ghi nhật ký giấc ngủ
Đây là cách làm đơn giản không đòi hỏi bất kì chuyên môn hay thiết bị chuyên dụng nào. Việc ghi lại và tự đánh giá chất lượng giấc ngủ của bản thân có thể giúp phát hiện ra những sự bất thường phát sinh và từ đó có hướng giải quyết.
Tất cả các chất kính thích, thuốc… và liều lượng sử dụng chúng đều được ghi lại để theo dõi. Ngoài ra còn có thể ghi lại số giờ ngủ, thời điểm thường bị đứt đoạn khi ngủ… Đây là những tài liệu quan trọng giúp cho việc chuẩn đoán của các bác sĩ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.