Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Khám mất ngủ ở đâu?

Nếu chứng mất ngủ cấp tính chuyển thành mạn tính (kinh niên) cho dù đã áp dùng nhiều biện pháp tại nhà, nên đi khám bác sĩ.

• Một số nguyên nhân chính gây mất ngủ bao gồm đau mạn tính, trầm cảm, chứng chân không yên, ngáy nặng (chứng ngưng thở khi ngủ), vấn đề tiết niệu, đau khớp, ung thư, tuyến giáp hoạt động quá mức, mãn kinh, bệnh tim, phổi, và ợ nóng mạn tính.

• Trao đổi với bác sĩ về loại thuốc hiện đang sử dụng có gây nên mất ngủ hay không. Một số loại thuốc gây nên tác động tiêu cực bao gồm thuốc chống trầm cảm, huyết áp, dị ứng, sút cân và thay đổi cảm xúc (chẳng hạn Ritalin).

• Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh tật và những triệu chứng xuất hiện khác. Bạn có thể liệt kê các vấn đề cũng như thắc mắc trước khi đi khám bác sĩ.

Xem xét liệu pháp nhận thức hành vi.

Nếu mất ngủ là kết quả của căng thẳng cảm xúc, nên áp dụng liệu pháp để kiểm soát chứng này. Liệu pháp nhận thức hành vi có tác dụng kiểm soát suy nghĩ tiêu cực hỗ trợ cho bệnh nhân mất ngủ.

• Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) được dùng để chống lại những tác nhân gây mất ngủ kinh niên như là rối loạn giấc ngủ, thói quen ngủ bất thường, vệ sinh giấc ngủ không đầy đủ và hiểu sai về việc ngủ.

• CBT bao gồm thay đổi hành vi (duy trì thời gian ngủ và thức dậy bình thường, loại bỏ thói quen ngủ ngày), và bổ sung thành phần nhận thức (suy nghĩ). Bác sĩ trị liệu sẽ hỗ trợ bạn trong việc kiểm soát hoặc loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, và niềm tin sai lệch khiến bạn thức giấc. Bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn thực hiện một số hoạt động bên ngoài như là viết nhật ký những suy nghĩ tiêu cực hoặc tham gia hoạt động kiểm soát suy nghĩ không tốt.

• Bạn có thể tìm đến bác sĩ trị liệu bằng cách nhờ bác sĩ giới thiệu. Ngoài ra bạn có thể tìm danh sách bác sĩ thông qua bảo hiểm. Nếu là sinh viên, có thể được tư vấn miễn phí tại trường.

Tìm hiểu về các lựa chọn điều trị

Nếu cần thiết bác sĩ sẽ kê toa thuốc giúp khắc phục tình trạng mất ngủ. Lưu ý rằng hầu hết bác sĩ không kê toa thuốc sử dụng trong thời gian dài khi điều trị mất ngủ vì đôi lúc thuốc được dùng để giải quyết các vấn đề tiềm ẩn khác.

• Thuốc Z là loại có tác dụng an thần và điều hòa giấc ngủ, được kê toa một đợt từ hai đến bốn tuần vì theo thời gian thuốc sẽ giảm dần tác dụng. Tác dụng phụ ban gồm ngáy nhiều, khô miệng, bối rối, và buồn ngủ hoặc chóng mặt trong suốt cả ngày.

Trao đổi với bác sĩ về chất bổ sung bán sẵn tại quầy

Hiện nay có nhiều loại chất bổ sung thảo dược hoặc tự nhiên có tác dụng an thần nhẹ, ngủ tốt và chống lại tình trạng mất ngủ.

• Rễ nữ lang có tác dụng an thần nhẹ. Loại này được bán dưới dạng chất bổ sung tại cửa hàng thực phẩm chức năng. Rễ nữ lang có khả năng ảnh hưởng đến chức năng gan, vì thế nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rễ nữ lang.

• Melatonin là nội tiết tố do tuyến tùng trong não sản xuất và cần thiết trong việc điều hoạt tim mạch và giấc ngủ. Nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được hiệu quả điều trị chứng mất ngủ, nhưng nội tiết tố này có thể được sử dụng an toàn trong thời gian ngắn.

• Châm cứu là phương pháp châm kim vào các huyệt trên da. Có một số bằng chứng cho thấy biện pháp này các tác dụng chữa mất ngủ. Có thể tìm đến phương pháp này nếu những cách khác không hiệu quả.

Lo âu, trầm cảm, stress là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ. Mất ngủ và lo âu, trầm cảm liên quan với nhau, tạo vòng xoắn bệnh lý. Khám chuyên khoa sức khoẻ tâm thần phá vỡ được chu trình đó.

insomnia | Blog | Watsons Singapore

BS Thu chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần 0988079038

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo 0988 079 038.