Lo âu là một từ thường được sử dụng cho mọi trạng thái suy nghĩ lo âu, hồi hộp. Trên thực tế, có nhiều loại lo âu và mỗi loại đều có những triệu chứng khác nhau.
Việc xác định từng loại rối loạn lo âu tương đối khó khăn bởi mỗi người có thể đối mặt nhiều hơn một loại tại cùng một thời điểm. Để làm sáng rõ được những loại khác nhau, các chuyên gia đã đưa ra những dấu hiệu nổi bật để xác định. Dưới đây là tổng quan về 5 loại rối loạn lo âu phổ biến nhất.
Rối loạn hoảng sợ
Đây chính là loại gây phiền toái nhất. Đặc trưng của rối loạn hoảng sợ là những đợt căng thẳng ngắn, lo lắng hoặc sợ hãi tột độ. Khi một người bị cơn hoảng loạn tấn công, những triệu chứng về thể chất rất rõ ràng bao gồm: đánh trống ngực, đổ mồ hôi, khó thở, đau ngực, buồn nôn. Một đặc trưng khác nữa khi rơi vào trạng thái hoảng loạn là cảm giác mọi thứ đều không thực và thấy mình đang bị tách rời khỏi bản thân.
Nhiều người sẽ trải nghiệm trạng thái này ít nhất 1 lần trong nhưng nếu bạn phải đối mặt với nó thường xuyên, gây trở ngại cho cuộc sống của bạn (ví dụ như bạn muốn trốn tránh nhưng nơi đã khiến bạn bị hoảng loạn trong quá khứ) thì rất có thể bạn đang đối mặt với chứng rối loạn hoảng sợ. Liệu pháp nhận thức – hành vi sẽ giúp bạn học được cách đối phó và xác định các yếu tố gây ra trạng thái hoảng sợ của bạn.
Hội chứng sợ xã hội
Hội chứng sợ xã hội hay ám ảnh xã hội là tình trạng sợ hãi quá mức các tình huống xã hội thông thường. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào trạng thái bẽ mặt, khó xử. Biểu hiện thể chất thường thấy là đổ mồ hôi, đỏ mặt, buồn nôn. Với họ, bất kỳ tình huống xã hội nào cũng có thể trở nên cực kỳ căng thẳng. Sự sợ hãi nghiêm trọng tới nỗi cản trở sự phát triển những mối quan hệ cá nhân. Những người gặp hội chứng này nên tìm đến những bác sỹ tâm lý có kinh nghiệm để được giúp đỡ.
Rối loạn lo âu tổng quát
Dạng bệnh này gây ảnh hưởng đến 6,8 triệu người Mỹ mỗi năm. Người bệnh có nỗi sợ hãi quá mức về những vấn đề trong cuộc sống thường ngày như sức khỏe, tài chính, gia đình. Những triệu chứng kèm theo là mệt mỏi, căng cơ, khó ngủ và khó tập trung.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Đây là một dạng rối loạn tâm lý mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh này là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng.
Người bị ảnh hưởng của bệnh có những ý nghĩ hoăc hành vi lặp lại một cách vô nghĩa mà không kiểm soát được chẳng hạn như rửa tay hàng chục lần mặc dù tay đã quá sạch, hành vi " kiểm tra" ví dụ như trở về nhà để xem đã tắt bếp hay chưa. Sự ép buộc này thường do nỗi sợ hãi, sợ bẩn hoặc sợ những hình ảnh bạo lực.
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (rối loạn stress sau sang chấn)
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý thường xuất hiện sau khi trải qua một sự kiện căng thẳng, đe dọa đến mạng sống, chẳng hạn như chiến tranh, thương tích nghiêm trọng, bạo lực tình dục… ( không phải ai trải qua những điều trên đều mắc hội chứng này). Tình trạng này được biểu hiện bằng triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi đương đầu với sự kiện gây tổn thương và vẫn tiếp tục kéo dài kể cả khi sự kiện đã kết thúc từ lâu.
Những người mắc chứng bệnh này trở nên đau khổ khi tiếp xúc với tín hiệu giống như sự kiện từng gây chấn thương tâm lý cho họ. Ví dụ với một người sống sót qua một cơn bão khủng khiếp, một ngày nhiều gió cũng có thể gợi lại cho họ sự kiện đau thương. Những người mắc chứng này thường liên tục cảm thấy buồn bực, gặp rắc rối với giấc ngủ hoặc có những cảm xúc tiêu cực. Tin vui là bệnh nhân hoàn toàn có thể phục hồi nếu được điều trị tích cực.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038