Chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn(PTSD) gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu cho người bệnh, cả trong suy nghĩ, cảm giác, thái độ, niềm tin. Tại cuộc họp thường niên về lĩnh vực tâm lý học ở Mỹ, một kết quả nghiên cứu đối với 2.348 cựu binh đã được công bố, nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ tử vong của những cựu binh mắc PTSD sau chiến tranh cao gấp đôi so với những cựu binh không mắc PTSD. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, đối với rất nhiều cựu binh mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn, chiến tranh dường như chưa bao giờ kết thúc. Các nghiên cứu gần đây đã giải thích những ký ức tổn thương cắm rễ trong trí nhớ của chúng ta vì lý do gì và như thế nào. Khi trải nghiệm tiêu cực bùng nổ, não bộ sẽ giải phóng ra hai loại hooc môn là Coctisol và Norepinephrine, chúng có thể làm cho ký ức trở nên mạnh mẽ và rõ ràng hơn. Vì thế, nếu chúng ta phản ứng tốt với sự kiện gây sang chấn, hai loại hooc môn này sẽ bị ức chế ở một mức độ nhất định, từ đó ngăn chặn tiến trình củng cố trí nhớ. Khi người bệnh phân biệt rạch ròi giữa thực tế và tưởng tượng, tránh xa suy nghĩ tiêu cực, chứng bệnh có thể sẽ được đẩy lùi.
Những rối loạn căng thẳng sau sang chấn bao gồm:
- Lý giải cảm giác của bản thân theo hướng tiêu cực: Người bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn rất quan tâm đến cảm giác và biểu hiện của bản thân, chỉ cần xuất hiện một cảm giác hay biểu hiện nào đó khác thường, họ sẽ suy diễn nó theo hướng tiêu cực. Ví dụ đau dạ dày họ nghĩ ngay đến ung thư. Lối suy diễn tiêu cực này càng làm nỗi lo âu trong họ tăng lên.
- Không có khả năng giải quyết tổn thương: Rối loạn căng thẳng sau sang chấn làm người bệnh không thể giải quyết tổn thương, những tổn thương này có thể để lại ấn tượng, suy nghĩ và cảm xúc khó chịu trong lòng họ. Những ký ức của người bệnh thường hỗn loạn và không ăn nhập với nhau, họ không thể nhớ rõ thứ tự trước sau của những sự việc từng xảy ra, song song với đó, họ lại muốn che giấu sự kiện gây tổn thương mà mình đã trải qua. Tuy nhiên, vì não bộ chưa xử lý xong những trải nghiệm này, nên khi gặp phải tình huống hay sự việc tương tự, người bệnh sẽ cảm thấy như sự kiện sang chấn sắp lặp lại lần nữa. Cảm giác này sẽ làm gia tăng nỗi lo âu của người bệnh, khiến họ càng không thể quên trải nghiệm cũ.
- Trốn tránh, cố gắng đè nén ký ức: Người bệnh có xu hướng né tránh những sự việc hoặc tình huống khiến họ bất an để thoát khỏi ảnh hưởng của sự kiện gây sang chấn, họ sẽ cố gắng đè nén ký ức của mình bằng cách tìm đến rượu và thuốc. Việc trốn tránh như vậy không thể mang đến cho họ cơ hội giải quyết những tổn thương tâm lý, trái lại còn khiến họ lầm tưởng rằng mình hoàn toàn ổn. Nhưng một khi bắt gặp chuyện tương tự những ký ức này, vết thương sẽ một lần nữa trỗi dậy mãnh liệt.
- Lo âu nhiều hơn: Rối loạn căng thẳng sau sang chấn sẽ làm gia tăng cảm giác lo âu trong lòng người bệnh. Họ lo sợ mối nguy hiểm từ thế giới bên ngoài sẽ làm tổn thương mình và cho rằng việc lo lắng có thể giúp bản thân chuẩn bị tâm thế tốt hơn, ngăn chặn sự việc ngoài ý muốn xảy ra. Vì thế, nỗi lo âu đã trở thành điều kiện tất yếu để họ trốn tránh nguy hiểm, đề cao cảnh giác. Một số người bệnh cũng coi lo âu là một biện pháp để phòng ngừa các mối nguy hiểm phía trước. Với kiểu suy nghĩ như vậy, người bệnh càng lo âu hơn.
- Niềm tin thay đổi theo xu hướng tiêu cực:
Hệ thống niềm tin của những người mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn có sự biến đổi rõ rệt, không chỉ giới hạn trong cảm giác của bản thân họ mà còn biểu hiện ở suy nghĩ tiêu cực về người khác, về thế giới bên ngoài và ở cách diễn giải của họ về những mặt tiêu cực trong cuộc sống.
Trạng thái tinh thần và cách nghĩ tiêu cực thường gặp ở người bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn được mô tả trong bảng sau:
Trạng thái tinh thần |
Cách nghĩ tiêu cực |
Cảm giác nhục nhã |
Họ nhất định sẽ khinh thường tôi, cuộc đời tôi đã bị hủy hoại hoàn toàn rồi |
Cảm giác tội lỗi |
Chắc chắn là tôi đã làm gì sai nên mới dẫn tới nhiều phiền phức thế này |
Cảm giác bất lực |
Tôi là người bị hại, tôi không thể kiểm soát được tình trạng bệnh của mình, tôi bất lực hoàn toàn rồi |
Cảm giác không chắc chắn |
Bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chuyện tồi tệ, tôi sẽ không bao giờ được sống yên ổn |
Không tin tưởng người khác |
Mọi người chỉ muốn lợi dụng tôi, tôi sẽ không bao giờ tin ai nữa |
Phẫn nộ |
Những kẻ làm tôi tồn thương nhất định là do cố ý, nếu còn kẻ nào dám đối xử như thế với tôi, tôi sẽ không bao giờ để yên |
Cảm giác tuyệt vọng |
Không ai hiểu tôi, cũng không ai có thể giúp đỡ tôi |
Thiếu mục tiêu sống |
Cuộc đời này chẳng có ý nghĩa gì cả, tôi không còn lý do để tiếp tục sống |
Nếu bạn cũng có những suy nghĩ tiêu cực giống như trên, nên chú ý và nhớ rằng suy nghĩ của bạn không phải là thật, rất có thể bạn đang tiêu cực hóa tình trạng thực tế. Khi cảm thấy bạn bè và người thân xung quanh đều không hiểu mình, chỉ có một mình khổ sở vùng vẫy, đừng do dự, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được tư vấn chuyên sâu.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.