Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Bạn có thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu?

Với câu hỏi này sẽ có nhiều bạn như thấy mình trong đó, có lúc mình cảm thấy lo âu, có khi lo âu thường xuyên, nhiều lúc còn lo âu đến căng thẳng, làm việc không tập trung, lo âu quá không thiết tha làm việc và ăn uống.

Lo âu ở mức độ hợp lý sẽ mang lại lợi ích

Trong xã hội hiện đại, với nhịp sống hối hả và cùng với đó là những áp lực về công việc, trong các mối giao tiếp, từ trong gia đình đến ngoài xã hội, ở cơ quan, nơi công cộng...Mối lo âu ám ảnh bạn mỗi khi gia đình xảy ra bất hòa, hay con cái không nghe lời, mải chơi, học tập kết quả không tốt; khi công việc ở cơ quan không thuận lợi, làm việc vất vả, lương thấp, mối quan hệ với đồng nghiệp với cấp trên có những khúc mắc chưa giải tỏa được; khi thời tiết nóng nực hay khi trời mưa gió rét, hay khi đi đường giao thông ùn tắc, không khí ngột ngạt,....tất cả những trạng thái khó chịu đó đã trở thành một phần trong cuộc sống thường ngày, nó âm thầm tồn tại thấm dần vào trong suy nghĩ và hành động của bạn.

Những vấn đề nêu trên là những yếu tố bên ngoài tác động đến trạng thái lo âu của bạn, nhưng tư duy, nhận thức của bạn, những yêu cầu quá cao hay sự cầu toàn đối với bản thân mới chính là căn nguyên khiến bạn rơi vào trạng thái lo âu.

Trên thực tế, bất cứ điều gì cũng có 2 mặt và lo âu cũng thế, lo âu ở mức độ hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển của con người, khi có cảm giác lo âu hay căng thẳng trong học tập, lao động, bạn sẽ toàn tâm, toàn lực cho việc học tập, cho công việc và khi đó kết quả nhận về sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu nỗi lo âu bị đẩy lên quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển năng lực của bạn. Khi đối mặt với các kỳ thi, ở trong trạng thái căng thẳng cực độ, quá trình làm bài của bạn thiếu tự tin, không bình tĩnh, kết quả bài thi không tốt. Và đôi khi, mặc dù bạn có sự chuẩn bị chu đáo, bạn có kiến thức nhưng khi đứng trước đám đông lại trở lên căng thẳng lúc đó khả năng diễn đạt sẽ bị ảnh hưởng, nói không lưu loát, lúng túng, có khi nói lắp, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phần báo cáo hay phần thuyết trình của bạn.

Lo âu là một phản ứng tự nhiên của con người đối với những tình huống căng thẳng, lo lắng hoặc áp lực trong cuộc sống. Đây là một cảm giác tự nhiên và thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.

Tuy nhiên, lo âu bệnh lý là một trạng thái mà lo lắng và sự sợ hãi của người bệnh không còn ở mức độ bình thường và đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Lo âu bệnh lý dẫn đến những triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, khó chịu, tâm trạng buồn, sợ hãi và không kiểm soát được cảm xúc (dễ khóc, dễ cáu gắt).

Cần phân biệt giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý

Tần suất: Lo âu bình thường thường xảy ra trong thời gian ngắn, rất ít gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó, lo âu bệnh lý kéo dài trong một thời gian dài (2 tuần trở lên) và gây trở ngại cuộc sống hàng ngày (đôi khi phải nghỉ học, nghỉ làm, muộn giờ).

Mức độ: Lo âu bình thường thường là một cảm giác nhẹ nhàng và thường không gây khó chịu, không ảnh hưởng tiêu cực đến công việc hàng ngày. Trong khi đó, lo âu bệnh lý ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, gây khó chịu và cản trở khả năng học tập, làm việc.

Nguyên nhân: Lo âu bình thường thường là phản ứng tự nhiên đối với các tình huống căng thẳng hoặc áp lực trong cuộc sống. Trong khi đó, lo âu bệnh lý có thể mang tính chất mơ hồ, lơ lửng, xuất hiện do di truyền, môi trường, sự cố khủng hoảng trong cuộc sống và các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần (chẳng hạn trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn giảm chú ý).

Triệu chứng: Triệu chứng của lo âu bình thường thường rất đơn giản và dễ hiểu. Trong khi đó, lo âu bệnh lý có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, dễ chẩn đoán nhầm với bệnh cơ thể, bao gồm đau đầu, mất ngủ, mệt, cảm giác hụt hơi, chóng mặt, khó thở, đau dạ dày, run chân tay, vã mồ hôi …

Đối diện với cảm giác lo âu, cố gắng hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, đồng thời thay đổi nhận thức sai lầm của bản thân, biết cách vượt qua nỗi sợ hãi, lo lắng. Nếu bạn đã nỗ lực rất nhiều, mà vẫn cảm thấy thất vọng, căng thẳng và bế tắc, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sức khoẻ tâm thần.

Trực tiếp tư vấn MIỄN PHÍ TỪ XA các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.