Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Các bước chữa lành di chứng stress sau sang chấn

Rối loạn stress (căng thẳng) sau sang chấn (PTSD) ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, thái độ, niềm tin của người bệnh. Thời gian chỉ trôi đi thôi chứ bệnh vẫn còn đó. Vì vậy chỉ khi chúng ta giúp đỡ người bệnh điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, giúp họ thoát khỏi di chứng sau tổn thương, họ mới có thể sống vui vẻ, tích cực, tin vào những điều tốt đẹp. Muốn điều trị PTSD, cần sự tích cực chủ động của người bệnh kết hợp với sự giúp đỡ từ thầy thuốc. Điều trị bao gồm 5 bước sau:

- Hồi tưởng lại sự kiện gây sang chấn: Bước đầu tiên trong quá trình điều trị chính là hồi tưởng lại sự kiện gây sang chấn, để tất cả các chi tiết của sự kiện hiện lên trong đầu một lần nữa, sau đó chấp nhận tất cả sự thực đã từng xảy ra lúc ấy. Bản thân các chi tiết ấy chứa đựng nhiều nội dung quan trọng mà người bệnh chưa hiểu hết, những chi tiết bị bỏ qua hay quên lãng có thể chứa thông tin về việc người bệnh cảm thấy hoảng sợ, đau buồn, tổn thương, cũng có thể chứa đựng nguyên nhân gây ra chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn của người bệnh, hoặc nguyên nhân khiến người bệnh không dám đối diện với tình huống hay sự việc nào đó. Vì thế, sau khi sắp xếp hoàn chỉnh các chi tiết này, điểm lại tất cả các sự việc xảy ra, người bệnh sẽ trực tiếp đối diện với cảm nhận trong nội tâm của mình.

- Trải nghiệm những cảm nhận khi sự kiện sang chấn diễn ra: Bước thứ hai là trải nghiệm những cảm nhận khi sự kiện sang chấn diễn ra. Rối loạn căng thẳng sau sang chấn hình thành từ tổn thương tâm lý, nếu người bệnh chỉ giải thích trải nghiệm của mình một cách máy móc, thiếu sự đầu tư cảm xúc, bỏ qua cảm nhận ban đầu thì sẽ rất khó để chữa lành tổn thương tâm lý. Do đó để người bệnh trải nghiệm lại cảm nhận của bản thân khi đối mặt với sự sang chấn, trực tiếp đối diện với cảm xúc nội tâm là điều cực kỳ quan trọng.

Thái độ trốn tránh, không dám nói về cảm nhận của bản thân, thậm chí dùng đủ mọi cách để gạt bỏ nó, cũng đồng nghĩa với việc từ chối chữa lành tổn thương. Bỏ qua, trốn tránh cảm xúc, đi kèm các hành vi tự hủy hoại như lạm dụng thuốc và chất kích thích, tự hành hạ, thực hiện các hành vi nghi thức mang tính cưỡng chế là rất nguy hiểm. Trong khi đó, đối mặt trực tiếp với cảm nhận của mình, để cảm xúc được bộc phát ra ngoài có thể giúp dễ chữa lành hơn.

- Biểu đạt cảm xúc: Sau khi đã trải nghiệm lại cảm nhận của bản thân trước sự kiện gây sang chấn, người bệnh cần biểu đạt cảm xúc không chỉ là viết nhật ký, độc thoại, mà còn phải giao tiếp với mọi người, nói về cảm nhận, cảm xúc của mình.

- Giải phóng cảm xúc: Việc giải phóng cảm xúc có ý nghĩa rất quan trọng, chứng minh bạn hoàn toàn buông bỏ cảm xúc đó xuống. Để cảm xúc được giải phóng hoàn toàn, bạn cần buông cả những người và việc ảnh hưởng tiêu cực đến nội tâm bạn.

- Thay đổi cách suy nghĩ: Suy nghĩ của người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn đa phần là tiêu cực. Việc thay đổi suy nghĩ sẽ giúp người bệnh nhìn về hướng tích cực, thay đổi lối tư duy trước đây từ “ Mình thật vô dụng, mình không làm tốt được việc gì,..” trở thành “ Mình có thể làm được, mình l;à người đã từng rất mạnh mẽ,...”

PTSD có thể gây đau khổ tinh thần, cản trợ hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, PTSD cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn sử dụng chất kích thích, rối loạn ăn uống, thậm chí có suy nghĩ và hành động tự sát. Vì vậy, khi những cảm xúc vượt quá kiểm soát, kéo dài trên một tháng, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Lúc này, những phương pháp như liệu pháp nhận thức và dùng thuốc, sẽ là cần thiết hơn cả để điều trị chứng rối loạn stress sau sang chấn.

Hãy tin rằng điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn không khó, cần có niềm tin, hy vọng, vết thương nhất định sẽ được chữa lành.

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.