Hoảng loạn bắt nguồn từ lo âu và cảm giác sợ hãi trong nội tâm, xuất phát từ bản thân chúng ta, chúng khiến cuộc sống cũng như công việc trở nên bất tiện. Theo kết quả các nghiên cứu, cơn hoảng loạn ảnh hưởng đến cảm xúc, giấc ngủ, có trường hợp, cơn hảng loạn còn ảnh hưởng đến chiều cao cơ thể. Vì vậy, đối với người mắc chứng hoảng loạn, nếu muốn giành lại quyền kiểm soát cuộc sống cho bản thân, họ phải chiến thắng cảm giác hoảng loạn và chế ngự được các cơn hoảng loạn. Muốn chiến thắng cũng như chế ngự được sự hoảng loạn, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
Có cái nhìn đúng đắn về hoảng loạn: Cảm giác hoảng loạn xuất phát từ nội tâm yếu đuối của bản thân. Khi trải qua cơn hoảng loạn, rất nhiều người đều lầm tưởng rằng mình đã rơi vào tình cảnh tuyệt vọng, cận kề cái chết, tuy nhiên, trên thực tế hoàn toàn không phải vậy. Vì thế việc có cái nhìn đúng đắn về cơn hoảng loạn để tự nhắc nhở bản thân rằng tình hình vốn dĩ không hề đáng sợ hay nguy hiểm sẽ giúp ích cho việc khắc phục chứng hoảng loạn của bạn. Nếu nói rằng trong mỗi con người đều một có thiên thần và một ác quỷ, vậy hoảng loạn chính là ác quỷ. Bạn càng sợ, nó càng ngông cuồng, quấy nhiễu, càng khống chế và chiếm trọn lấy bạn. Ngược lại, bạn không sợ, sức uy hiếp của nó giảm đi, sẽ không ảnh hưởng đến bạn. Nhiều trường hợp khi người bệnh ý thức được tình trạng hoảng loạn vốn không đáng sợ như họ tưởng tượng nên không quá bận tâm vì nó nữa, từ đó họ không bao giờ gặp phải trạng thái hoảng loạn thêm lần nào nữa.
- Dũng cảm đối mặt: Bạn hãy đối diện với sự hoảng loạn trong nội tâm, cắt đứt mối liên hệ giữa sợ hãi, lo lắng với cảm giác khủng hoảng, như vậy có thể giảm thiểu tần suất trở lại của cơn hoảng loạn.Ví dụ nếu bạn sợ độ cao, bạn sợ máy bay, bạn hãy nhớ lại những lần bạn đã từng đi máy bay thoải mái, nhanh chóng và tiện nghi, bạn sẽ thấy việc đi máy bay không còn là nỗi ám ảnh lo lắng quá mức nữa. Tuy thế, dù việc cổ vũ bản thân dũng cảm đối mặt với cơn hoảng loạn nhưng chưa hẳn bạn đã chế ngự được cảm giác hoảng loạn trong mình, mà điều đó cho thấy bạn có thể sẵn sàng ứng phó với nó bằng tâm lý thoải mái, bình tĩnh.
- Tuần tự từng bước: Quá trình khắc phục chứng hoảng loạn cần được tiến hành từng bước. Ví dụ khi lái xe trên đường, ban đầu bạn có thể đi cùng người khác; đến khi không còn sợ việc lái xe nữa thì hãy thử tự đi một quãng ngắn, nhừ người khác đi bên cạnh để tiếp ứng khi cần thiết; tiếp theo hãy thử đi một mình rồi dần tăng độ dài quãng đường lên. Cứ như vậy, khi nào bạn cảm thấy việc này thật đơn giản, đó cũng là lúc bạn đã chế ngự thành công chứng hoảng loạn của mình.
- Học cách tập trung: Sức mạnh của sự tập trung là không thể xem thường. Khi duy trì đủ sự tập trung cho một vấn đề nào đó, bạn sẽ không có thời gian để quan tâm đến nỗi sợ hãi và sự phiền muộn trong lòng, vì thế tâm trạng hoảng loạn cũng không thể tiếp cận bạn. Do vậy người mắc chứng hoảng loạn nên dồn sự tập trung cũng như sức lực của bản thân vào việc mình đang làm, thay vì lo lắng xem mình có thể hoàn thành được hay không hoặc nó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào.
- Chủ động tìm sự trợ giúp: Hoảng loạn từng đến bất ngờ làm bạn không kịp ứng phó, nếu chỉ biết chạy trốn và hy vọng nó không tìm đến mình, bạn sẽ luôn nằm trong thế bị động. Muốn chế ngự cơn hoảng loạn, bạn cần chủ động tìm sự trợ giúp, tìm ra các giải pháp để bản thân kiểm soát nỗi lo âu. Ngoài ra việc hít thở sâu, tập các bài tập thiền, yoga, các bài thể dục nhẹ nhàng cũng góp phần giải tỏa lo âu căng thẳng ở một mức độ nhất định, từ đó giảm tần suất tái phát của cơn hoảng loạn. Nếu có điều gì cần giúp đỡ, đừng ngần ngại, bạn hãy nhấc máy liên hệ với bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được tư vấn chuyên sâu về tình trạng sức khỏe tinh thần.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.