Rối loạn lo âu là hội chứng rối loạn tâm lý với những biểu hiện đặc trưng là cảm giác lo lắng bất an, những tưởng tượng vô căn cứ, xuất phát từ những phán đoán tiêu cực về mối nguy hiểm không thực sự tồn tại. Khi đối diện với các kích thích trong các tình huống khác nhau, cảm giác lo âu sẽ xuất hiện ở những mức độ khác nhau dưới những hình thức khác nhau.
Có 6 kiểu rối loạn lo âu thường gặp
- Chứng ám ảnh sợ hãi chuyên biệt: Bệnh nhân luôn cảm thấy sợ hãi trước một vài sự vật hoặc tình huống nhất định nào đó, ví dụ như thang máy, máy bay, sấm sét, bóng tối hay một số loài động vật (chuột, rán,..)...Trong tiềm thức của họ những sự vật, sự việc đó là không an toàn ( máy bay có thể rơi, sấm sét có thể gây nguy hiểm chết người..)
- Hoảng loạn hay lo âu cấp tính là tình trạng đột ngột xuất hiện phản ứng sợ hãi trên phương diện tâm lý hoặc sinh lý mà không rõ nguyên nhân hay trong những tình huống hoàn toàn bình thường. Biểu hiện là tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi, tay chân run rẩy, uể oải kiệt sức, mất kiểm soát, thậm chí còn thấy bản thân như sắp chết. Hoảng loạn thường làm cho bệnh nhân luôn có tâm lý né tránh bóng tối, động vật, khoảng trống,...
- Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Biểu hiện đặc trưng là suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế. Suy nghĩ ám ảnh là biểu hiện trên phương diện tư duy, bệnh nhân luôn ám ảnh việc khóa nồi cơm chưa được bật nút nấu, cửa chưa khóa, vòi nước chưa vặn cặt, tay rửa chưa sạch...; Hành vi cưỡng chế là khi người bệnh tự ép mình phải thực hiện một số hành động nào đó như một lúc lại kiểm tra khóa vòi nước, rửa tay nhiều lần,...
- Chứng rối loạn lo âu lan tỏa: Là sự lo lắng quá mức, kéo dài và mang tính lan tỏa đối với một số sự vật, sự việc mà không rõ nguyên nhân. Hội chứng này biểu hiện là sự bồn chồn lo lắng, tâm trạng căng thẳng diễn ra thường xuyên lặp đi lặp lại, xu hướng trở thành mãn tính. Bệnh nhân còn có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, đứng ngồi không yên, ra nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, đi tiểu nhiều lần, thở hổn hển, cơ bắp căng cứng...
- Chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn: Là trạng thái hoảng sợ quá mức xuất hiện sau khi bị tổn thương hoặc chịu đe dọa. Đây cũng là một kiểu mất cân bằng tâm lý sau khi trải qua sang chấn. Sang chấn thường mang tính chất tai họa khiến con người sợ hãi như động đất, tai nạ giao thông, cướp bóc, đánh đập tàn bạo...Những người mắc hội chứng này hay gặp ác mộng hoặc thường xuyên nhớ lại chuyện cũ, đồng thời hay căng thẳng, dễ cáu gắt, nóng giận, cảnh giác cao độ khiến người xung quanh cảm thấy xa cách. Bệnh nhân thường lạm dụng thuốc hoặc chất có cồn nên ngày càng ức chế, tuyệt vọng.
- Chứng ám ảnh sợ xã hội: Đặc trưng là cảm giác lo lắng, sợ hãi và căng thẳng quá mức trước việc phải giao tiếp với người khác cũng như đặt mình trong các tình huống xã giao. Bệnh nhân thường đỏ mặt khi nói chuyện trước đám đông, sợ tiếp xúc với ánh mắt người khác, ăn uống trước đông người hay căng thẳng sợ mình làm điều gì không phù hợp. Chính vì vậy người bệnh thường ít nói, tạo ấn tượng lầm lỳ, khó gần.
Một điều tra của Viện sức khỏe tâm thần ở Mỹ cho thấy rối loạn lo âu là vấn đề tâm lý phổ biến nhất tại Mỹ, ảnh hưởng đến 8,3% dân số cả nước. Người mắc rối loạn lo âu thường kèm theo nhiều bệnh lý khác và họ thường đi khám bởi triệu chứng các bệnh cơ thể. Do vậy chúng ta cần nắm vững triệu chứng về rối loạn lo âu, nâng cao nhận thức về nó, nhất là bản lĩnh đối diện với nỗi lo âu của chính mình để từ đó tự giải thoát khỏi nỗi lo âu. Nếu bạn không dám nhìn vào sự thật về tình trạng của chính mình, tình trạng đó sẽ không vơi bớt mà ngày càng nặng thêm. Dũng cảm đối diện với vấn đề, điều chỉnh thái độ, tập luyện đúng cách để đối phó hiệu quả.
Nếu bạn đã nỗ lực rất nhiều, mà vẫn cảm thấy căng thẳng và bế tắc, hãy nhấc máy liên lạc để được tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ có kinh nghiệm về sức khỏe tâm thần.
Trực tiếp tư vấn MIỄN PHÍ TỪ XA các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.