Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Khó thở kèm tim đập nhanh là dấu hiệu của bệnh gì?

Khó thở, cảm giác không thở được, tim đập nhanh. Hầu hết đã làm siêu âm tim, chụp hình phổi, thử máu thì bác sĩ bảo không có bệnh phổi hay tim gì cả. Đây là tình huống của người có bệnh lý rối loạn lo âu.

Triệu chứng rối loạn lo âu

• Căng thẳng, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu, ảnh hưởng đến cảm xúc của chính người bệnh và những người xung quanh;

• Đứng ngồi không yên: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi người bệnh bị căng thẳng và lo âu quá mức. Bệnh nhân sẽ không giữ được bình tĩnh, nói nhiều, đi lại liên tục, não bộ không thể suy nghĩ được;

• Khả năng tập trung kém: Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung. Trong trường hợp nặng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây suy giảm trí nhớ;

• Cảm thấy sợ hãi vô lý: Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác sợ hãi nhưng không rõ nguyên nhân gây sợ là gì, sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng như ám ảnh. Thông thường, người bệnh không phát hiện triệu chứng này đến khi đối mặt với tình huống cụ thể và không có khả năng khắc phục được nỗi sợ hãi;

• Tim đập nhanh, mạnh, hít thở không sâu, thở gấp, run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay, chân, đi tiểu nhiều lần;

• Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau mỏi toàn thân.

Các biện pháp can thiệp giúp người bệnh vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng

• Liệu pháp trò chuyện: Các liệu pháp trò chuyện như tư vấn hoặc liệu pháp hành vi nhận thức rất hiệu quả đối với những người có vấn đề về lo âu, bao gồm liệu pháp hành vi nhận thức máy tính, đưa bạn qua một loạt các bài tập tự lực trên màn hình.

• Thuốc: Điều trị bằng thuốc cung cấp trợ giúp ngắn hạn, thay vì xem xét gốc rễ của các vấn đề lo lắng. Thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất khi được kết hợp với các phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ tâm lý.

• Các nhóm hỗ trợ: Chúng ta có thể học cách quản lý lo âu khi tham khảo những người đã từng mắc rối loạn lo âu. Các nhóm họp lại để lắng nghe câu chuyện của nhau, chia sẻ mẹo và khuyến khích nhau thử những cách mới để quản lý bản thân. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần cũng sẽ cung cấp tư vấn cần thiết. Bên cạnh đó, hãy duy trì một lối sống lành mạnh để hạn chế những suy nghĩ hoặc các cuộc khám xét không đáng có.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.