Lo âu là một trong những trạng thái cảm xúc không vui vẻ của con người, được biểu hiện bởi cảm giác thấp thỏm bất an, nơm nớp lo sợ, thậm chí tuyệt vọng như thể sắp đến ngày tận thế, lo âu được hình thành từ nhiều trạng thái tâm lý đan xen như bồn chồn, căng thẳng, ưu tư sợ hãi. Lo âu thường hướng về tương lai, nó được hình thành khi nguy hiểm hoặc mối đe dọa chỉ mới nằm ở trong dự đoán tương lai chứ chưa thực sự xảy đến (Ví dụ như lo lắng thi không đỗ đại học, lo lắng không có việc làm tốt, lo lắng không mua được xe, lo mắc bệnh hiểm nghèo, lo xảy ra tai nạn khi ra đường....)
Lo âu khiến cơ thể khó chịu, làm nảy sinh những hành vi bất thường, cơ thể có cảm giác không thoải mái thậm chí đi kèm với một số rối loạn chức năng ( hành vi bất thường như đứng ngồi không yên, nhiều động tác thừa, biểu cảm căng thẳng, tư thế cứng nhắc...; cơ thể không thoải mái như lồng ngực thắt lại, cổ họng nghẹn đắng, hô hấp khó khăn, toàn thân kiệt sức...; rối loạn chức năng cơ thể như đổ mồ hôi, run rẩy, nôn mửa, đi tiểu nhiều, tim đập nhanh, đầu óc choáng váng...có một số trường hợp lo âu làm rối loạn giấc ngủ, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
Những lợi ích của lo âu
Mặc dù lo âu thường được xem là một trạng thái không mong muốn và khó chịu, nhưng thực tế lo âu cũng mang lại một số lợi ích, chẳng hạn:
Tăng cảnh giác: Lo âu có thể giúp bạn tập trung và cảnh giác hơn, do đó giúp bạn phát hiện và tránh các tình huống nguy hiểm.
Nâng cao hiệu suất: Lo âu có thể giúp bạn thức tỉnh và nâng cao hiệu suất trong các tình huống quan trọng, như phỏng vấn, thi cử hoặc khi làm việc cần sự tập trung cao.
Khuyến khích hành động: Một mức độ nhất định của lo âu có thể khuyến khích bạn hành động, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề.
Tăng khả năng học tập: Lo âu có thể giúp tăng cường khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức mới.
Lo âu không phải là kẻ thù, giống như các trạng thái cảm xúc khác, lo âu cũng có mặt tích cực, sự tồn tại của cảm giác lo âu khiến chúng ta nâng cao cảnh giác trước những mối đe dọa và hiểm nguy tiềm ẩn quanh mình. Khi lo âu xuất hiện báo cho chúng ta biết người hoặc vật mà ta quan tâm đang đối mặt với nguy hiểm và cần ta ứng biến sao cho hợp lý.
Lo âu là cảm giác chủ quan của con người, khi bạn tập trung chú ý vào lo âu, cả tinh thần và tình cảm của bạn tự nhiên sẽ dồn vào đó, vì vậy nếu muốn thoát khỏi sự khống chế của trạng thái lo âu, bạn cần hướng sự chú ý của bản thân ra khỏi vấn đề đang khiến bạn bận tâm suy nghĩ. Sau đây là một số biện pháp giúp bạn kiểm soát lo âu.
Biện pháp giảm bớt lo lắng và căng thẳng
Thực hành các kỹ thuật thở và thư giãn: Các kỹ thuật thở sâu, thư giãn như yoga, thực hành chánh niệm.
Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng và giảm bớt căng thẳng.
Điều chỉnh chế độ ăn: Ăn uống đúng cách, giữ cơ thể được cân bằng dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức khỏe tinh thần.
Không tự ý dùng thuốc: chỉ nên dùng thuốc theo đơn bác sĩ và không nên dùng thuốc quá thường xuyên.
Học cách quản lý thời gian và công việc: Khi quá nhiều công việc phải hoàn thành tại một thời điểm, lên kế hoạch cụ thể, xếp thứ tự ưu tiên số 1, số 2, số 3 … cho các công việc.
Thay đổi suy nghĩ: Học cách đổi suy nghĩ và tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống.
Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nói chuyện với bạn bè, gia đình hoặc tìm kiếm hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý.
Cần lưu ý rằng lo âu khi trở thành bệnh lý có thể gây ra các vấn đề tâm lý và thể chất. Nếu lo âu quá mức, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ và điều trị từ chuyên gia sức khoẻ tâm thần.
Trực tiếp tư vấn MIỄN PHÍ TỪ XA các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.