Bình thường, nhịp tim không đều có thể do nhiều nguyên nhân đã biết rõ hoặc chưa rõ. Không phải trường hợp rối loạn nhịp tim nào cũng có hại. Đôi khi, tim có thể đập bất thường trong chốc lát mà không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Tuy nhiên, vào những thời điểm khác, nhịp tim thất thường có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Loạn nhịp tim xảy ra theo 2 cách. Tim có thể lỗi nhịp hoặc đập nhanh dồn dập bất thường. Cả hai đều gọi là nhịp tim không đều, hay còn gọi là rối loạn nhịp tim. Stress và lo âu góp phần làm rối loạn nhịp tim ở cả hai cách đó.
Tăng tiết Adrenaline
Khi đối mặt với những tình huống khó khăn, tâm trí và cơ thể của chúng ta ngay lập tức lao vào chế độ chạy trốn hoặc chiến đấu. Đây là cách cơ thể con người đối phó với stress và lo âu.
Chế độ chạy trốn hoặc chiến đấu thể hiện sự tăng tiết adrenaline ngay lập tức. Adrenaline có tác dụng làm tim đập nhanh hơn bình thường để thoát khỏi mối đe dọa vì cơ thể cần thêm máu trong thời gian ngắn hơn. Để bù đắp cho nguồn cung, tim bơm nhanh hơn và nhịp tim tăng nhanh bất ngờ, gây rối loạn nhịp tim.
Thở nhanh
Thở nhanh còn gọi là tăng thông khí. Thở nhanh xảy ra khi chúng ta bị stress nghiêm trọng hoặc trải qua cơn hoảng loạn, giống như bị nghẹt thở và cần thêm oxy để đối phó với những nguy hiểm (có thật hoặc không có thật).
Từ đó, cơ thể cố gắng loại bỏ carbon dioxide trong máu và thay thế bằng nhiều oxy hơn. Cách duy nhất để tăng oxy là tăng nhịp thở.
Để đưa oxy đến mọi bộ phận cơ thể, tim phải hoạt động nhanh chóng và bơm máu cung cấp oxy với tốc độ tăng lên, một lần nữa dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Rối loạn nhịp tim do stress và lo âu hầu hết là vô hại. Tuy nhiên, không có nghĩa là ta nên xem nhẹ những cơn rối loạn nhịp tim thường xuyên này. Nếu thấy xuất hiện nhịp tim không đều, trước hết nên khám loại trừ nguyên nhân do bệnh nội khoa, đổng thời nên khám chuyên khoa sức khoẻ tâm thần.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.