Nỗi lo thường xuất hiện khi bạn phải đối diện với tình huống mà bản thân chưa hiểu rõ, tuy nhiên mức độ lo lắng ở mỗi người khác nhau, trước mỗi trước mỗi tình huống, người này coi là việc nhẹ nhưng người khác lại coi là việc rất trầm trọng. Với những người hay lo lắng quá mức, lo âu không phù hợp với hoàn cảnh khách quan, lo lắng thường xuyên, những biểu hiện này không những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bản thân người bệnh mà còn gây phiền toái cho cả những người xung quanh.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chứng rối loạn lo âu:
- Sự sợ hãi: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn lo âu. Sợ hãi là bản năng của con người, có thể coi nó là một loại năng lực cơ bản giúp mình thoát khỏi nguy hiểm và tránh xa các mối đe dọa. Lo âu là cấp độ cao hơn của sợ hãi. Khi sợ hãi quá mức trước một sự vật nào đó, cảm giác lo âu sẽ xuất hiện, và nếu cảm giác ấy kéo dài và xuất hiện thường xuyên thì bạn sẽ có khuynh hướng mắc chứng rối loạn lo âu.
- Nhìn nhận quá mức về sự việc: Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường có xu hướng luôn cho rằng chuyện xấu chắc chắn sẽ rơi xuống đầu mình, coi những sự việc không rõ là điềm báo nguy hiểm, từ đó nảy sinh cảm giác căng thẳng, bất an. Chính cách suy diễn quá mức về sự việc khiến nỗi lo âu không ngừng đeo bám họ làm cho họ luôn cảm thấy mệt mỏi lo lắng, thường xuyên suy nghĩ cực đoan, khi gặp khó khăn sẽ có cảm giác bản thân là kẻ thất bại, dễ mất niềm tin, tự cho mình yếu kém về nhiều mặt, mình không có chút triển vọng nào. Họ luôn suy nghĩ cố chấp, nghĩ rằng những điều không may chắc chắn sẽ còn xảy ra, khả năng sẽ mắc bệnh nặng hoặc gặp chuyện xui xẻo, họ thường tưởng tượng ra chuyện bất hạnh và lo lắng đứng ngồi không yên, niềm tin vào cuộc sống. Người mắc chứng rối loạn lo âu hay phóng đại sự việc, nghiêm trọng những khó khăn mà mình gặp phải, thiếu tự tin, cho rằng bản thân vô dụng. Họ cũng thường đưa ra phán đoán thiếu chính xác, cảm thấy bản thân yếu kém, làm những điều không đúng. Như vậy, lo âu chủ yếu phụ thuộc vào suy nghĩ chủ quan của mỗi người.
- Chạy theo sự hoàn mỹ trong nhận thức: Freud đã đưa ra lý luận về ba khía cạnh bản năng, bản ngã và siêu ngã, từ đó hình thành nhân cách hoàn chỉnh của con người. Trong đó, “bản năng” là những gì sẵn có từ khi sinh ra, là những xung động của tiềm thức; “ bản ngã” là sự tồn tại và thức tỉnh của ý thức cá nhân, một mặt điều tiết bản năng, mặt khác chịu sự điều tiết của siêu ngã; cuối cùng, “ siêu ngã” là phần đạo đức trong nhân cách, luôn hướng về một bản thân hoàn thiện hơn, một khi vi phạm tiêu chuẩn đạo đức của chính mình, chúng ta sẽ nảy sinh cảm giác tội lỗi và lo lắng. Ví dụ khi đi chợ gặp một bà cụ bán rau nhìn rất khắc khổ bạn luôn giúp đỡ họ bằng cách mua rau cho bà nhưng ngày hôm sau bạn đã mua loại rau khác mà không mua rau giúp bà, về nhà bạn luôn suy nghĩ về việc bạn đã không giúp được bà cụ, bạn áy náy mãi. Suy nghĩ này là do bạn luôn cầu toàn trong nhận thức, không ngừng theo đuổi cái siêu ngã, tương tự như những người luôn sống vì người khác quá nhiều, rất sợ mất lòng, sợ sai và họ luôn cảm thấy mệt mỏi, tội lỗi khi không chiều lòng người khác.
- Do hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi: Những thay đổi trong môi trường sống, những kích thích đến từ các sự kiện, áp lực cùng cảm giác mất mát trong cuộc sống đều là tác nhân dẫn đến rối loạn lo âu như ly hôn, thất nghiệp, lâm bệnh, nợ nần, ...đa số chúng ta không thích sự thay đổi, sự thay đổi khiến ta thấy thiếu an toàn và trở nên căng thẳng từ đó xuất hiện cảm giác lo âu. Thomas Holmes và Richard Rahe cũng đưa ra kết luận: Quá nhiều sự thay đổi có thể làm suy sụp một con người, đẩy tâm sinh lý của họ tới cận kề ranh giới tan rã.
Ngoài những điểm nêu trên còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến rối loạn lo âu; như yếu tố di truyền, mắc bệnh cơ thể, sử dụng chất gây nghiện, do tính cách hay do các sở thích không lành mạnh...bất luận yếu tố bên ngoài hay bên trong đều có thể gây rối loạn lo âu. Stress cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn lo âu. Áp lực trong công việc, học tập, gia đình, tài chính, sự nghiệp, các sự kiện khó khăn trong cuộc sống như chuyển đổi việc làm, chia tay, mất mát, hoặc căng thẳng trong công việc…Khi người ta phải đối mặt với quá nhiều áp lực và không biết cách giải quyết, thì rối loạn lo âu có thể xảy ra.
Các rối loạn tâm thần khác như rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh, trầm cảm cũng gây rối loạn lo âu.
Chỉ khi hiểu rõ căn nguyên, bạn mới có thể biết cách thoát khỏi nỗi lo âu, từ đó tránh xa những phiền nhiễu mà chứng rối loạn lo âu đem lại. Triết gia Hy lạp cổ Epictetus từng nói, “ Thứ cản trở chúng ta không phải là bản thân sự việc, mà là cách chúng ta nhìn nhận sự việc đó”. Nếu bạn thấy mình có những biểu hiện của rối loạn lo âu và ở trong những hoàn cảnh như trên, cố gắng tránh tập trung vào những điều tiêu cực, hãy tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát, chẳng hạn như lập kế hoạch cho những dự định sắp tới. Nếu bạn thấy có lỗi vì mình làm chưa đủ tốt, chưa cố gắng. Hãy xem đó như một bài học, một động lực để bản thân tốt lên theo từng ngày. hãy nhìn nhận vào sự khác biệt mà bạn tạo ra mỗi ngày. Khi chán nản và áp lực quá nhiều, đừng che giấu cảm xúc của bản thân, hãy nói ra với bạn bè hoặc người thân trong gia đình, những người có thể hỗ trợ tích cực cho bạn. Tập thể dục và tham gia các hoạt động xã hội cũng là giải pháp giúp bạn tránh được những trạng thái lo âu, mang lại năng lượng tích cực. Bạn hãy dành thời gian cho mình nhiều hơn, ngủ đủ giấc, ngồi thiền hoặc Yoga.
Chăm sóc sức khoẻ không chỉ chú trọng đến thể chất mà cần nâng cao sức khoẻ tinh thần. Mọi cảm xúc lo buồn hay vui vẻ đều có giá trị. Chúng ta không thể tránh khỏi những cảm xúc tốt - xấu trong cuộc sống, hãy chấp nhận, trải nghiệm như một phần tất yếu. Nếu cần giải đáp điều gì hãy nhấc máy liên lạc để được tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ có kinh nghiệm về sức khỏe tâm thần. Bác sĩ sẽ là người giúp bạn hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể trung thực nói ra tình trạng sức khỏe của mình mà không sợ bị phán xét.
Trực tiếp tư vấn MIỄN PHÍ TỪ XA các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.