Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm lý phổ biến. Người bệnh thường rơi vào trạng thái lo lắng quá mức khó kiểm soát, nhiều khi lo lắng rất vô lý về những vấn đề không đáng lo, thậm chí lo lắng mà chẳng có nguyên nhân cụ thể. Tình trạng này lặp đi lặp lại, kéo dài liên tục hàng tháng, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh và cả gia đình.
Người bệnh lo lắng một cách thái quá trước nhiều sự kiện và hoạt động. Tâm trạng lo âu rất khó kiểm soát, không thể gạt đi được. Kèm với căng thẳng tâm lý là các biểu hiện về thể chất như khó ngủ, căng thẳng cơ, đau mỏi các nhóm cơ (lưng, bụng, vai, gáy...) bứt rứt, bực tức, khó chịu, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, công việc và học tập của người đó.
Các dấu hiệu chung
Hoảng sợ hoặc lo âu thái quá, không bao giờ cảm thấy an toàn hoặc chắc chắn;
Khó thở, khó ngủ, khó tập trung và bồn chồn, khó đứng yên hoặc ngồi yên một chỗ;
Lạnh và hay đổ mồ hôi tay. Có cảm giác ngứa ran hoặc tê cứng tay và chân;
Khô miệng, cảm thấy buồn nôn;
Tim đập nhanh, chóng mặt, căng thẳng cơ bắp;
Lặp lại nhiều lần các hành vi như kiểm tra khóa cửa, rửa tay,... và bị ám ảnh thường xuyên về một vấn đề nào đó;
Khó giữ bình tĩnh để vượt qua được cảm giác lo âu.
Nguyên nhân rối loạn lo âu liên quan đến các chất hoá học dẫn truyền thần kinh trung gian serotonin. Đồng thời, các yếu tố di truyền, môi trường sống, các sự kiện căng thẳng, tính cách chi li cầu toàn…sẽ gây kích hoạt hoặc làm tăng nặng rối loạn lo âu.
Những cơn tăng huyết áp, vã mồ hôi, tim đập nhanh và lo lắng dồn dập, cảm giác như mình sắp chết…tất cả tạo thành một vòng luẩn quẩn bế tắc không lối thoát.
Từng khám xét tại nhiều bệnh viện rồi mà vẫn không biết chính xác bệnh gì, nếu đã được làm hàng loạt xét nghiệm (chẳng hạn điện tâm đồ, siêu âm, chụp chiếu, nội soi… ) loại bỏ được mọi bệnh thực thể, là lúc ta nên bố trí cuộc gặp với bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần.
Cách chữa trị rối loạn lo âu
Tốt nhất nên kết hợp 2 biện pháp là dùng thuốc và trị liệu tâm lý:
Dùng thuốc: điều trị bằng thuốc kéo dài trong vòng 6 tháng - 1 năm hoặc lâu hơn, phụ thuộc tình trạng bệnh mỗi người. Bệnh nhân cần được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp. Ngoài ra người bệnh cũng phải tái khám thường xuyên để điều chỉnh liều lượng và loại thuốc phù hợp với tình hình tiến triển của bệnh;
Tâm lý trị liệu: bệnh nhân sẽ được trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ từ các nhà tâm lý học để hiểu rõ được tình trạng mà mình đang mắc phải. Từ đó cùng người bệnh tháo gỡ những khó khăn trong suy nghĩ, rèn luyện khả năng thích nghi, tìm kiếm phương pháp giải quyết phù hợp hơn;
Người bệnh nên dành ra ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để tham gia hoạt động thư giãn, tốt cho tâm trạng như thiền định, thể dục thể thao, yoga, đọc sách,... Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tập luyện cách hít thở sâu, chăm sóc giấc ngủ, tránh đồ uống chứa caffein hoặc chất kích thích,...
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.