Hầu như không ai chuẩn bị học hỏi để đối phó với tình huống có người thân mắc bệnh tâm thần. Bởi vậy thực tế đã xảy ra nhầm lẫn, bỏ sót điều trị gây rất nhiều thiệt hại và tốn kém vô ích. Ước tính mỗi năm Việt Nam là 5.000 người chết vì tự tử do trầm cảm. Tại Hàn Quốc, gần 90% người tự tử được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, với đầy đủ các triệu chứng nhưng có đến 81% thành viên trong gia đình họ không nghĩ đó là những triệu chứng nguy hiểm cần quan tâm.
Rối loạn ăn uống, rối loạn lưỡng cực thường bị nhầm lẫn với những thay đổi tâm sinh lý bình thường, có thể bị bỏ qua không được điều trị.
Triệu chứng rửa tay liên tục của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế bị cho rằng đó chỉ là một thói quen sạch sẽ và quá cầu toàn.
Khó ngủ, mệt mỏi và lo lắng về sức khỏe là những dấu hiệu trầm cảm ở người lớn tuổi, nhưng hầu hết đã bị bỏ qua và coi những hiện tượng này là điều bình thường theo tuổi tác.
Những người tự tử có thể đã từng đi khám sức khoẻ tâm thần trước khi họ qua đời. Mặc dù một số ít bệnh nhân tự tử có một số dạng tự hại, nhiều người có khi chỉ phàn nàn về các biểu hiện bệnh rất mơ hồ (ví dụ như đau đầu, đau đường tiêu hóa, đau lưng, lo ngại về nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục) che giấu tình trạng trầm cảm của mình.
Nhầm lẫn nhiều nhất do các triệu chứng thể chất của trầm cảm và lo âu, gây mất tự tin với bác sĩ các chuyên khoa khác và tốn kém cho người bệnh do nhầm lẫn với bệnh lý cơ thể.
Triệu chứng trầm cảm dễ nhầm với bệnh khác bao gồm
Mất ngủ, mệt mỏi, đau cơ và khớp, đau lựng, rối loạn tiêu hoá, nhức đầu, rối loạn khẩu vị, bồn chồn cáu gắt, mất hứng thú tình dục.
Lo âu thường có các triệu chứng cơ thể, đặc biệt là rối loạn thần kinh thực vật nổi trội nên người bệnh thường đến các chuyên khoa tim mạch, hô hấp, tiết niệu trước khi đến với chuyên khoa tâm thần. Một số triệu chứng của lo âu được mô tả như sau:
+ Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật: hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực, vã mồ hôi, khô miệng, cảm giác nghẹn, hụt hơi, đau hoặc khó chịu ở ngực, buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng, nóng rát thượng vị, buồn nôn, nôn khan, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón, vã mồ hôi, nổi da gà, lúc lạnh lúc nóng.
+ Các triệu chứng căng thẳng tâm thần: lo âu, bồn chồn bất an không thể thư giãn, nóng ruột, căng thẳng, khó tập trung suy nghĩ, căng đầu, chóng mặt, choáng váng, cảm giác không vững, dễ giật mình, cáu gắt, sợ mất kiềm chế, sợ chết, mất ngủ, ăn uống kém.
+ Các triệu chứng căng thẳng toàn thân: tê tay chân, cơn đỏ mặt hoặc ớn lạnh, tê cóng, cảm giác kim châm, căng cơ, cảm thấy có khối trong họng, cảm thấy khó thở, run, đi tiểu nhiều lần, đau ngực, đau dạ dày, cảm giác nóng, khó chịu vùng bụng, vã mồ hôi, đau đầu, đau cơ vai, lưng;
+ Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: gây suy giảm trí nhớ, khó tập trung, giảm khả năng học tập, ảnh hưởng công việc, tăng tỉ lệ mắc bệnh khác, tăng tỉ lệ tử vong.
Nhiều người không chấp nhận mình mắc rối loạn lo âu hoặc trầm cảm và có xu hướng né tránh chuyên khoa tâm thần, thường đi khám các chuyên khoa khác như tim mạch, thần kinh vì sợ bị kỳ thị. Do vậy mà nhiều người bệnh đã không được điều trị đúng cách, gây tốn kém rất nhiều cho gia đình cả về tiền bạc và thời gian.
Nếu được hỗ trợ đúng người bệnh tâm thần có thể phục hồi và có cuộc sống bình thường như mọi người khác.
Khi chúng ta đến gặp bác sĩ với phàn nàn về bệnh cơ thể, ban đầu bác sĩ có thể không hỏi chúng ta về các triệu chứng cảm xúc. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm nếu không nắm được triệu chứng về cảm xúc.
Trước khi có thể bắt đầu đối phó với những tác động vật lý của bệnh trầm cảm, chúng ta cần được chẩn đoán chính xác. Nếu chúng ta có các triệu chứng trầm cảm như buồn dai dẳng, tâm trạng thấp hoặc mất hứng thú làm những việc mà chúng ta từng yêu thích, hãy nhớ đề cập đến những cảm xúc này với bác sĩ.
Bác sĩ cũng cần thông tin này để quyết định cách hiệu quả nhất để điều trị trầm cảm. Chúng ta phải cho bác sĩ biết về các triệu chứng về cảm xúc, tinh thần và thể chất mà chúng ta đang gặp phải.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.