Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta dù ít hay nhiều đều khó tránh khỏi những lúc bất an, lo lắng, thậm chí không ít người mắc rối loạn lo âu. Tuy nhiên do nhận thức chưa đúng, chưa đủ về hội chứng này mà nhiều người vẫn xem nhẹ nó, một số người lại coi lo âu như một khiếm khuyết trong nhân cách để rồi tự cảm thấy day dứt và mặc cảm với chính bản thân, gây ra những ảnh hưởng xấu cho cuộc sống. Việc đánh giá sai lệch về rối loạn lo âu mà mọi người không thể đối mặt trực diện với nó, vì thế mà họ bỏ lỡ các phương án điều trị đúng, để mặc bệnh cứ tiến triển, dẫn tới hậu quả rất nặng nề. Xóa bỏ quan niệm sai lầm về rối loạn lo âu mới có thể ngăn chặn hội chứng này một cách hiệu quả nhất.
Dưới đây là những quan niệm sai lầm phổ biến:
- Có cảm giác lo âu đồng nghĩa với mắc chứng rối loạn lo âu: Mỗi người chúng ta đều mang trong lòng cảm giác lo âu, đây là chuyện thường gặp. Sự tồn tại của cảm giác lo âu khiến chúng ta nâng cao cảnh giác trước những mối đe dọa và hiểm nguy tiềm ẩn quanh mình. Khi lo âu xuất hiện báo cho chúng ta biết người hoặc vật mà ta quan tâm đang đối mặt với nguy hiểm và cần ta ứng biến sao cho hợp lý. Do đó, có cảm giác lo âu hoàn toàn không đồng nghĩa với mắc chứng rối loạn lo âu.
Bạn cần phân biệt rõ nỗi lo âu của bản thân với biểu hiện của chứng rối loạn lo âu trên 2 phương diện sau: Thứ nhất, cảm giác lo âu có xuất hiện liên tục trong thời gian dài hay không? Thứ hai, cảm giác lo âu có ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bạn hay không? Chỉ khi hội tụ đủ hai điều kiện trên, bạn mới có thể đưa ra kết luận mình mắc chứng rối loạn lo âu. Ngoài ra bạn cần lưu ý, muốn xác nhận chính xác bản thân có mắc hội chứng này hay không, bạn cần dựa vào kết quả chẩn đoán của các nhà tư vấn và bác sĩ điều trị dựa trên tình trạng thực tế.
- Chứng rối loạn lo âu là một căn bệnh tâm thần: Rối loạn lo âu là chứng rối loạn tâm lý gây ra bởi cảm giác lo âu, mang đặc trưng chủ yếu là cảm giác lo âu. Còn căn “bệnh tâm thần” mà mọi người hay nhắc đến là chứng tâm thần phân liệt. Chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến hai kiểu bệnh này không giống nhau. Thêm vào đó, các biểu hiện về hành vi, ý thức, tình cảm và nhận thức của người mắc chứng tâm thần phân liệt có sự khác biệt rõ rệt so với người bình thường, như hoang tưởng, ảo giác...khiến họ không thể học tập, công tác và sinh hoạt như bình thường, thậm chí họ còn có hành vi tự sát hoặc công kích, tấn công người khác. Người mắc rối loạn lo âu đa phần đều không có biểu hiện hoang tưởng, ảo giác...điểm này khác biệt với chứng tâm thần phân liệt.
- Chỉ cần dựa vào ý chí sẽ hoàn toàn khắc phục được chứng rối loạn lo âu: Rối loạn lo âu là phản ứng mang tính bệnh lý của tình trạng lo âu, cần phương pháp điều trị chuyên môn và có hệ thống mới khắc phục được nên nếu chỉ dựa vào duy nhất ý chí thì thực sự chưa đủ. Khi tình trạng rối loạn lo âu tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng thì cho dù ý chí kiên cường đến mấy cũng không có cách nào điều trị được nữa.
- Chỉ cần thay đổi tính cách là khắc phục được rối loạn lo âu: Một bộ phận người mắc chứng rối loạn lo âu có tính khá hướng nội, nhưng tính hướng nội không phải là nguyên nhân hình thành nên hội chứng này, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác như di truyền, áp lực cuộc sống, suy nghĩ tiêu cực, thói quen không lành mạnh, do vậy không nhất thiết phải thay đổi tính cách của mình.
- Chỉ cần uống thuốc đúng giờ và đủ liều, rối loạn lo âu sẽ được chữa khỏi: Thuốc có một số tác dụng nhất định trong điều trị rối loạn lo âu, tuy nhiên hội chứng này không chỉ hình thành do nhân tố sinh lý, mà cách tư duy không lành mạnh, yêu cầu quá cao đối với bản thân cùng khả năng thích ứng với thay đổi của môi trường sống...mới là nhân tố then chốt. Cách hiệu quả nhất là trị liệu bằng thuốc kết hợp tư vấn tâm lý.
- Chỉ cần tâm trạng nhẹ nhõm sẽ không bao giờ mắc chứng rối loạn lo âu:
Cuộc sống đầy áp lực và căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu, song rối loạn lo âu không thuần túy do cuộc sống căng thẳng hay áp lực quá lớn mà thành. Đặc biệt đằng sau chứng bệnh này là tư duy tiêu cực. Chỉ khi nắm được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, từ đó thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực của bản thân từ gốc rễ, mới có thể thành công.
Hãy liên hệ với bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được tư vấn. Rối loạn lo âu không phải là hội chứng sẽ theo chúng ta suốt cuộc đời. Lo âu không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa. Bạn không cần phải thay đổi tính cách, cũng đừng nghĩ mình thua kém người khác chỉ vì mắc bệnh. Nhận thức đúng đắn, áp dụng các phương pháp điều trị chuyên nghiệp, nhất định bạn sẽ chiến thắng.
Trực tiếp tư vấn MIỄN PHÍ TỪ XA các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.