Người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa có xu hướng suy nghĩ quá độ, thường dự đoán sai sót dựa trên quan niệm chủ quan rồi chuẩn bị sẵn tinh thần nhằm tránh xảy ra sai sót. Rối loạn lo âu lan tỏa có biểu hiện là lo lắng một các thái quá trước nhiều sự kiện và hoạt động. Lo âu lan tỏa thường khó kiểm soát, đi kèm với các biểu hiện về thể chất như khó ngủ, căng thẳng cơ, bứt rứt, bực tức, khó chịu và gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, công việc và học tập của người bệnh.
Vậy chứng rối loạn lo âu hình thành từ đâu?
- Sự phát triển của suy nghĩ lo âu: Nhìn từ góc độ tâm lý học tiến hóa, sự tồn tại của suy nghĩ lo âu cũng có tác dụng nhất định. Chính bởi ý thức lo âu nên tổ tiên của chúng ta mới biết lập kế hoạch, nghĩ cho thế hệ tương lai, họ học canh tác, bắt đầu cuộc sống theo lịch trình ban ngày làm việc, ban đêm nghỉ ngơi. Trong cuộc sống hiện nay, suy nghĩ lo âu cũng giúp chúng ta đánh giá nguy hiểm, chuẩn bị tốt các phương án dự phòng từ trước. Điều đó càng khẳng định, suy nghĩ lo âu cũng đang không ngừng tiến hóa và phát triển để giúp chúng ta thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của xã hội.
- Nhân tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy chứng rối loạn lo âu lan tỏa mang khuynh hướng di truyền nhất định, khả năng di truyền rơi vào khoảng 38%. Do đó, nếu bạn mang trong mình cảm giác lo lắng, bất an thì rất có thể đó là do bẩm sinh. Mặc dù rối loạn lo âu lan tỏa mang tính di truyền, song điều đó không đồng nghĩa với việc những người bị lo âu di truyền phải vĩnh viễn sống với nó. Nếu bạn nhận thức đúng đắn về bệnh, có thái độ tích cực chuyển đổi hành vi sẽ giúp tâm trí và tinh thần bạn lạc quan từ đó rối loạn lo âu lan tỏa sẽ không ảnh hưởng được đến cuộc sống bạn nữa.
- Hoàn cảnh gia đình: Chứng rối loạn lo âu chịu ảnh hưởng từ hoàn cảnh gia đình. Trong những gia đình ít thành viên hoặc gặp khó khăn về tài chính, nguy cơ mắc rối loạn lo âu lan tỏa cũng sẽ cao hơn.
- Những sự kiện bất ngờ trong cuộc sống: Những sự kiện bất ngờ trong cuộc sống người bệnh gặp phải như bệnh tật, gia đình gặp biến cố,...kể cả khi phải gánh vác trọng trách nào đấy trong công việc hay cuộc sống cũng có thể dẫn đến rối loạn lo âu lan tỏa.
Đa số người mắc chứng bệnh rối loạn lo âu lan tỏa không chỉ do một nguyên nhân gây ra mà thường tổng hợp của rất nhiều nhân tố khác nhau. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cứ mỗi năm, số ca mắc chững rối loạn lo âu ngày một tăng lên, trong số những người mắc, chỉ có 61% các trường hợp được tiếp nhận các phương pháp trị liệu liên quan, hơn nữa trong nhóm người này lại có 19,5% mắc một hoặc nhiều chứng rối loạn như: Rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, hoảng loạn và ám ảnh sợ xã hội.
Người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa không giống với người mắc các chứng bệnh lo âu khác: không mang nỗi sợ đặc thù dành cho một sự vật cụ thể như chứng ám ảnh sợ hãi chuyên biệt; không bất ngờ phát tác trạng thái hoảng loạn; không bị ám ảnh đến mức phải cấp thiết thực hiện các hành vi, nghi thức lặp lại (khóa cửa, rửa tay,...) như chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế; cũng không gặp phải sự đả kích cực đại không thể nào vượt qua như chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Nỗi lo âu của người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa mang tính bình thường hóa, không liên quan đến một sự việc cụ thể, càng không giống trạng thái lo âu bình thường. Trong mắt những người mắc chứng bệnh này, tất cả mọi thứ đều chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn, ngày mai sẽ chỉ tệ hơn ngày hôm nay. Cách nghĩ tiêu cực này khiến trạng thái lo âu trong người bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Những kết quả chưa chắc chắn thường khiến người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa càng trở nên lo lắng hơn. Nếu người bệnh chỉ chăm chăm tìm kiếm một kết cục hoàn mỹ, hy vọng mọi việc đều tiến triển theo cách mà họ dự liệu và không chấp nhận được việc mình không thể kiểm soát mọi thứ, vậy cuộc sống của họ sẽ lấp đầy vô vàn nỗi sầu muộn, người bệnh sẽ bị lo âu bám riết mãi không buông.
Do đó, chỉ khi người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa biết chấp nhận tính “không chắc chắn” của sự việc, đồng thời nhận thức rõ rằng “không chắc chắn” không có nghĩa là “không tốt”, lúc đó họ mới thay đổi được cách nghĩ của mình, coi những sự việc không nằm trong khả năng kiểm soát là một phần tất yếu của cuộc sống. Trong cuộc sống luôn tồn tại những sự việc không chắc chắn, nhưng khi quen với nó, chúng ta sẽ không còn cảm thấy lo lắng nữa. Khi chấp nhận rằng cuộc sống có nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân, chúng ta sẽ thấy từng ngày trôi qua đều tươi đẹp và hạnh phúc, điều này giúp chúng ta học cách hưởng thụ cuộc sống, sống cho hiện tại, tìm niềm vui trong công việc, trong học tập và trong sinh hoạt, lan tỏa những điều tích cực đến với mọi người, khi ấy, chúng ta sẽ luôn có được tinh thần thư thái, thể chất khỏe mạnh, chất lượng cuộc sống được nâng lên.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.